Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Giọng hò miền Nam

Kính Thầy
Thân chuyển một bài viết có giá trị văn học.
PKN
 
 

Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian ở Miền Nam Việt Nam được du nhập bởi những đợt sóng di dân từ đất Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Tín, Quảng Nam và Quảng Ngãi) vô vùng đất mới phía cực Nam của đất nước vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17.
Hò có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ thường. Người ta gây cuộc hò trong các vụ cấy trên đồng ruộng, hò đối đáp “đuổi” nhau trên sông rạch, hò thi bên cối xay lúa, hò tâm tình bên cối giả gạo, hò “bắt xác’ trong dịp cưới hỏi, mừng tân gia hoặc giỗ quảy… Lời hò chứa đựng nội dung trữ tình, phản ánh những mối quan hệ trai gái, quan hệ hôn nhân và gia đình, đề cao cách đối nhân xử thế. Hò trở thành một phong trào quần chúng, càng có nhiều người tham gia cuộc hò càng thêm rộn rả:
Hò chơi phỉ dạ hai đường,
Công anh ở trên băng rừng xuống đây.
Tới đây không lẽ ngồi không,
Cầm chày giả gạo cho đông miệng hò.
Gặp phải cô nàng nhút nhát thì chàng trai phải giải bày:
Hò ít câu có chi đâu mà sợ
Chiều hai đứa lên bờ anh trả căn nợ lại cho em.
Hò chơi hai gái hai trai
Thưa cùng cô bác đừng ai nghi ngờ.

Các cô e dè cũng có lý vì không phải là không có những anh chàng:
Tay cầm bó mạ rẽ hai
Miệng hò tay cấy cẳng xà lai…quèo nàng.

Trong dân gian, hò, đối đáp thường là ứng khẩu, ngẫu hứng. Bà con gọi là hò môi hò mép. Bên trai và bên gái luân phiên đối đáp, bên bắt, bên bỏ, bên buộc, bên mở. Nếu “kẹt” thì tung ra những câu hò gỡ gạc:
Câu hò tôi đựng một khạp da bò
Ðến khi hò cuộc tôi mò không ra.
Câu hò tôi đựng một bầu
Ngủ đêm đến sáng nó rầu nó đi.
Câu hò tôi đựng trong lu,
Tới khi hò cuộc tôi chổng khu mò hoài.

Hò huê tình (nhiều người gọi không đúng là hò sông Hậu) vốn phổ biến từ Ðồng Nai xuống miền Cà Mau, ra tận đảo Phú Quốc. Lối hò này bình dị, dễ hò, nốt nhạc lượn trên thang bốn âm (re, fa, sol, la).

Hò cấy: Ở khắp miền Nam có hàng chục giọng hò cấy khác nhau. Hò cấy kiểu nào cũng đều phải trải qua ba chặng hò: Chặng một là hò rao, hò dạo, hò thăm hỏi, hò chào mời.

Có một anh chàng từ xa đến, lạ nước lạ cái, bị bao quanh gần một tiểu đội hoa khôi trong một vạn cấy. Anh ta bèn “nịnh đầm” tía lia như vầy:
Tôi chào cô Hai như sao mai rạng mọc
Tôi chào cô Ba như hạt ngọc lung linh.
Tôi chào cô Tư như thủy tinh trong vắt.
Tôi chào cô Năm như hương ngát bông lan.
Tôi chào cô Sáu như hào quang lóng lánh
Tôi chào cô Bảy như cuốn sách chạm bìa vàng.
Tôi chào cô Tám như hai làng liễu cẩn.
Chào cô Chín như rồng ẩn mây xanh
Chào cô Mười như chim oanh uốn lưỡi trên cành.
Chào rồi tôi chụp hỏi rành rành
Hỏi căn cơ hà xứ phụ mẫu cùng huynh đệ thiểu đa
Hỏi cho biết cửa biết nhà
Nhờ ông mai tới nói, nay tới chết tôi cũng quyết giao hòa với một cô.

Chặng hai là hò đối đáp, hò kết bạn, hò xe duyên. Ðây là giai đoạn chính của cuộc hò. Không khí lúc này trở nên sôi nổi, gây cấn.

Bên gái đố:
Chữ gì chôn dưới đất
Chữ gì mang không có nổi
Chữ gì gió thổi không có bay?
Trai như anh mà đối đặng thì em ngửa bàn tay cho ngồi.

Anh chàng không phải là tay tầm thường, đáp liền:
Chữ thọ đường chôn dưới đất
Còn chữ hiếu cất trên trang
Chữ tình mang không có nổi
Còn cái chữ tạc đá bia vàng gió thổi không có bay…
Anh đà đối đặng, vậy em hãy ngữa bàn tay cho anh… ngồi!

Cô nàng vẫn chưa chịu thua đổi đề tài:
Hò ơ… con trâu già kén cỏ, còn con bò nhỏ kén rơm.
Anh đừng chê em ốm yếu lưng tôm.
Ði kiếm nơi cho mập đặng anh ôm phỉ tình.

Anh chàng “lí lắc” không kém:
Hò ơ… Em đừng chê anh nhỏ thó mà anh buồn tình.
Vậy chớ con thằn lằn kia bao lớn mà nó ôm cột đình cũng sát đeo!
Hò ơ… Em chớ thấy anh nhỏ thó mà anh rầu.
Vậy chớ con ong kia bao lớn nó chính trái bầu cũng phải teo.

Chặng ba là hò giã biệt, hò tiễn bạn, hò hẹn:
Trưa mười hai giờ
Nàng với tôi bước cẵng lên bờ
Mặt đối mặt tôi giã từ
Lòng khăng khăng rưng rưng nước mắt
Ðây nhìn đó dạ sầu phủ mặt
Ðó nhìn đây lòng nọ ai bi.
Có thương nhau thì xin nhớ mảnh tình si nơi này.

Chia tay làm sao không bịn rịn, phải chi:
Ve kêu réo rắt đầu truông
Liệu bề thương đặng thương luôn cho tới già.

Trong các phong cách hò thì có hò nhơn đạohò ngạnh trê.

Hò nhơn đạo là hò sành điệu nghệ. Chẵng những điệu hò phải hấp dẫn, lôi cuốn mà lời hò cũng phải mang ý nghĩa lành mạnh:
Hò nhơn đạo chớ không phải hò gạo hò tiền
Ðó có thuốc ngon xin cho một điếu, không phải vì ghiền tôi xin.

Trái lại, có nơi có lúc hai bên trai gái đối đáp đến độ đỏ mặt tía tai, dùng những câu hò xốc hông khiến đối phương nhức nhối như bị ngạnh cá trê đâm phải (hò ngạnh trê):

Mới gặp gái mà đã chọc ghẹo:
Nước Tân Ba chảy qua Vàm Cú,
Thấy bộ em chèo cặp vú muốn hun.

Cô nàng tức khí:
Anh muốn hun vậy mà cũng khó
Anh trở về bắt … chó anh hun.

Chàng trai tự ái khiêu khích:
Nắm tay em, anh hỏi có ngằn
Từ nhỏ tới lớn có đãi đằng ai chưa?

Cô nàng không chịu thua, “ngạnh trê” liền:
Thân em như thể trái dừa,
Ðãi người trên trước, cặn thừa đãi anh.

Từ lâu có người cho rằng ở chỉ có hai lối hò tiêu biểu: hò Ðồng Tháp và hò Sông Hậu. Thực tế thì có trên vài chục lối hò như: hò mái cụt, hò mái dài, hò mái ba, hò mái ố, hò chèo ghe, hò cấy, hò mái ố, hò chèo ghe, hò cấy, hò ố ả, hò í á, hò khoan, hò giọng đồng, hò hơ, hò lơ, hò thơ, hò xay lúa, hò giã gạo, hò thẻ mực, hò cống chùa, hò bản đờn, hò ống, hò đưa linh v…v…

Ðặc biệt hò mái dài Mõ Cày (Bến Tre) không giống hò mái Thốt Nốt (Hậu Giang), lại càng xa lạ với hò mái dài Ðức Hòa (Long An). Có thể nói hò cấy rất phong phú , là đặc sản của một vùng nhất định. Hò cấy sông Bé, hò cấy Bến Tre, hò cấy Cửu Long, hò cấy Hậu Giang, hò cấy Kiên Giang đều mang dáng dấp riêng, không thể coi là những dị bản. Ở Hậu Giang, bà con có thể phân biệt đươc 3 loại hò cấy ở Mỹ Tú, Long Mỹ và Phụng Hiệp. Tại Tân Uyên, sông Bé có loại hò cấy nổi tiếng chẳng giống ở bất cứ nơi nào về làn điệu (dù lời hò có thể trùng).
Hò ơ ớ… ruông gò anh cấy lúa Nàng Co
Em thương anh thì thương đại đừng để anh gò mất công!

(Yêu mà cũng làm biếng)
Ruộng gò anh cấy lúa Nàng Xe
Anh thấy em còn nhỏ anh ve để dành

(Yêu mà cũng biết lo xa)

Từ lâu Bến Cát là nơi sản sinh những người thợ cấy giỏi, những giọng hò vang bóng một thời:
Bên hữu con thiên lý mã, bên tả con vạn lý vân
Hai bên nhắm cũng cân phân
Mà lòng anh muốn cỡi một lần hai con.

Ngoài ra còn một hình thức diễn xướng hết sức thú vị vốn được lưu hành từ Bắc chí Nam: đó là loại hò ống (hay hát ống). Theo lời kể của nhiều nghệ sĩ xưa thì tại đất sông Bé (Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát) đã từng thịnh hành hình thức này. Cứ mỗi đêm trăng thanh gió mát, trai gái rủ nhau ra đồng hò hát đối đáp. Người đối hò hát qua ống tre, một đầu ống được bịt giấy quyến (giấy quấn thuốc rê) hoặc da ếch, bao tử heo, nối bằng sợi chỉ dài với ống tre cho người nghe như điện thoại bây giờ:
Hò quăn hò quíu
Hò trong ống điếu hò ra
Hò cho tuyệt diệu bớ điệu chung tình
Con nhạn bay cao khó bắn
Có cá ở ao huỳnh lại khó câu.

Hình thức hát ống này cũng thấy lưu truyền lâu đời trong sinh hoạt âm nhạc dân gian của người Chàm ở Thuận Hải. Và tận đất tổ Hùng Vương (Vĩnh Phú) “lại có hình thức hát ví thật là kỳ lạ: người hát ngồi trong nhà hát đối đáp qua một ống tre bịt da ếch và nối ống của người kia bằng một sợi chỉ dài như một chiếc telephone cổ xưa vậy. Tuy nhiên cuộc hát không vì thế mà kém vẻ hấp dẫn lôi cuốn.

Ðã từ lâu, không ít người cho rằng hình thể đất đai ở miền Nam làm “ruộng đồng cò bay thẳng cánh” sông rạch chằng chịt nên các điệu hò miền Nam mang âm hưởng an nhàn thư thái, trải rộng triền miên, ít có tiết tấu khỏe khoắn, mạnh mẽ. Ðiều nầy có phần đúng, nhưng chưa đủ! Nếu ta chèo ghe, bơi xuống lai rai trên cánh đồng Tháp Mười mùa nước nổi hoặc thả chèo xuôi theo con nước lớn ròng trên những sông rạch kinh xáng… thì tội gì phải lấy hết gân cốt để “hò hụi” cho mệt xác! Ở đây không có thác ghềnh chảy xiết, ít thấy cảnh sinh hoạt lao động kéo bè,kéo gỗ… nên khó sản sinh nhưng lới hò dồ஠dập, vạm vỡ nhằm huy động sức lực theo chu kỳ để nâng, để kéo ,để khiêng một vật gì đi vượt qua chướng ngại. Còn cấy lúa là một công việc tuy thấy nhẹ nhàng, nhưng lập đi lập lại cùng động tác mãi rồi cũng đâm ra nặng nhọc và uể oải dưới sức nắng chói chang, nên bà con hò lơ để giải khuây, để giao lưu tình cảnh, nhằm quên đi nỗi nhọc nhằn mỏi tay, mỏi chân, đau lưng vì phải khòm cả ngày cho lao tác. Cho nên hò cấy không phải là hò tập thể có tiết tấu gãy gọn, dồn dập để điều khiển hàng chục tay cấy một cách máy móc. Chủ ruộng thường hay gây cuộc hò để khuyến khích bà con cấy chậm mà sâu và thẳng lối.

Hò có nhịp điệu thôi thúc như hò xay lúa (còn gọi là hò giằng) của Gò Công; uyển chuyển như hò cổng chùa, hò bản đờn, hò lơ, khoan thai như hò í á hò khoan, của Bình Chánh, nhịp nhàng như hò giã gạo của Chơn Thành; sôi động như hò thơ của Ðức Hòa; khỏe mạnh như hò thẻ mực của Kiên Giang v…v… Ðặc biệt hò giã gạo (Sông Bé) và hò thơ (Long An) đều theo nhịp 6/8. Hò xay lúa Gò Công có 2 loại, mỗi loại đều lệ thuộc hoàn cảnh sinh hoạt và mục đích diễn xướng. Nếu có nhiều xay lúa thi nhau thì sử dụng loại hò giằng cối xay đến chóng mặt. Càng cối xay thì kéo về phía ngực phải ăn khớp với nhịp mạnh của câu hò, nếu không thì thua cuộc.

Xay lúa xong trai gái kéo nhau về nhà, chỉ còn lại một cặp vốn có tình ý với nhau trước. Bấy giờ nếu không con lúa thì đổ trấu vô cối mà xay vậy! Mục đích của đôi trai gái nầy là để tỏ tình giao duyên nhân ngãi. Mà xay trấu là cái cớ cho họ gần gũi nhau thì dại gì mà hò giằng cối xay cho đổ mồ hôi mất hứng! Vì vậy mà họ rỉ rả hò đối đáp nhau một cách khoan thai, ung dung, mùi mẫn.


Những câu Hò miền Nam

Hò ơ... (chớ) Anh về để áo lại đây
Để khuya em đắp... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng

Hò ơ... (chớ) Anh với em má tựa vai kề
Dầu em có lạc Sở sang Tề
Thì em cũng nhớ... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Thì em cũng nhớ gởi thơ về cho anh

Hò ơ... (chớ) Bạc với vàng còn đen còn đỏ
Đôi đứa mình còn nhỏ thương nhiều... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Vừa nghe tiếng em là anh muốn như anh
Kim Trọng thương chị Thuý Kiều thuở xưa

Hò ơ... (chớ) Bậu với qua gá nghĩa chung tình
Dầu ăn cơm quán... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Dầu ăn cơm quán, ngủ đình cũng cam



Hò ơ... Bên kia sông, ai lập kiểng chùa Tân Thiện
Bên này sông, qua lập cái huyện Hà Đông
Cái huyện Hà Đông để cho ông Bao Công xử kiện
Cái chuà Tân Thiện nhiều kẻ tu hành
Chim kêu dưới suối trên cành
Qua không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ qua ?

Hò ơ...(chớ) Bên nầy sông em bắc cây cầu mười tấm ván
Bên kia sông em cất cái quán mười hai từng
Bán buôn nuôi me.... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Bán buôn nuôi mẹ cầm chừng đợi anh


Hò ơ... (chớ) Bình bồng ở giữa Giang Tân
Bên tình bên nghĩa... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Bên tình bên nghĩa, biết phân bên nào


Hò ơ... (chớ) Bớ này em ơi
Nhứt lê, nhì lựu, tam đào
Bên tình bên nghĩa... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Bên tình bên nghĩa, bên nào cũng đồng thân


Hò ơ... (chớ) Bớ này anh nó ơi
Số phận em giao phó cho trời xanh
Lấy anh em không lấy,
Nhưng dạ cũng không đành làm ngơ
Vốn em cũng chẳng bơ thờ
Em đã hằng chọn trong lóng đục,
Nhưng vẫn còn chờ nợ duyên
Vốn em muốn lấy ông thầy thuốc cho giàu sang,
Nhưng lại sợ ổng hay gia hay giảm
Em muốn lấy ông thầy pháp cho đảm,
Nhưng lại sợ ổng hét la ghê gốc
Em muốn lấy chú thợ mộc,
Nhưng lại sợ chú hay đục khoét rầy rà
Em muốn lấy anh thợ cưa cho thật thà,
Nhưng lại sợ trên tàn dưới mạt
Em muốn lấy người hạ bạc,
Nhưng lại sợ mang lưới mang chài
Em muốn lấy anh cuốc đất trồng khoai,
Nhưng lại sợ ảnh hay đào hay bới
Em cũng muốn chọn anh thợ rèn kết ngỡi,
Nhưng lại sợ ảnh nói tức nói êm
Bằng lấy anh đặt rượu làm men,
Thì lại sợ ảnh hay cà riềng cà tỏi
Em muốn lấy ông nhạc công cho giỏi,
Nhưng lại sợ giọng quyển giọng kèn
Em muốn lấy thằng chăn trâu cho hèn,
Nhưng lại sợ nhiều điều thá ví
Em muốn lấy anh lái buôn thành thị,
Nhưng lại sợ ảnh kêu mắc rẻ khó lòng
Em muốn lấy anh thợ đóng thùng,
Nhưng lại sợ ảnh kêu trật niền trật ngỗng
Em muốn lấy ông Hương ông Tổng,
Nhưng lại sợ việc trống việc gông
Em muốn lấy anh hàng gánh tay không,
Nhưng lại sợ đầu treo đầu quảy
Em muốn lấy chú hàng heo khi nãy,
Nhưng lại sợ chú làm lộn ruột lộn gan
Em muốn lấy anh thợ đát thợ đan,
Nhưng lại sợ ảnh hay bắt phải bắt lỗi
Em muốn lấy anh hát bè hát bội,
Nhưng lại sợ giọng rỗi giọng tuồng
Em muốn lấy anh thợ đóng xuồng,
Nhưng lại sợ ảnh hay dằn hay thúc...
Hò ơ... (chớ) Mấy lời trong đục chẳng dám nói ra
Có thầy giáo tập dạy trong làng xa, hay dạy hay răn
So đức hạnh chẳng ai bằng, lại con nhà Nho học
Sử kinh thầy thường đọc, nên biết việc thánh hiền
Gặp nhau em kết liền, không chờ chẳng đợi... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Không chẳng chờ chẳng đợi phỉ nguyền phụng loan

Hò ơ... (chớ) Biết anh thích mắm cá trè
Nên em chịu khó... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Nên em chịu khó bẻ thêm đọt xoài


Hò ơ... (chớ) Chớ bông trang trước cửa ai sửa bông trang vàng
Ngày thời chuyện vãn... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Ngày thời chuyện vãn nên tối lại mơ màng thấy em



Hò ơ... (chớ) Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khuất khúc sông nầy... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Kẻo khuất khúc sông nầy bờ bụi tối tăm


Hò ơ... (chớ) Buồn thay số kiếp con người
Cơm ăn không đủ... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Chớ cơm ăn không đủ nụ cười ốm nhom


Hò ơ... (chớ) Bữa nay loan phụng hiệp bầy
Hò chơi nhơn đạo... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Hò chơi nhơn đạo, sau vầy nhơn duyên


Hò ơ... (chớ) Bước xuống cầu cầu oằn cầu oại
Bước xuống thoàn thoàn chích thoàn nghiêng
Em cả tiếng kêu ai người nghĩa Phong Điền
Người nghĩa ôi! Duyên đây không kết... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Duyên đây không kết người nghĩa tìm nơi đâu
Hò ơ... (chớ) Bớ người không quen ơi
Nghe anh em cũng muốn thương nhiều
Nhưng hoa đà có chủ...(ờ)
Hò ơ... (chớ) Nhưng hoa đà có chủ, khó chiều dạ anh


Hò ơ... (chớ) Cái răng, Ba láng
Vàm Xáng, Phong Điền
Anh thương em cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay

Hò ơ... (chớ) Cất mái chèo loan em nhìn chàng rơi lụy
Thổn thức gan vàng tấn dị thối nan
Nhái kêu chiều xuống mé mương
Thiếp nay đà an phận... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Thiếp nay đà an phận còn thương nổi chàng


Hò ơ... (chớ) Chèo dài sông hẹp khó lùa
Thấy em ở ruộng... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Thấy em ở ruộng quê mùa anh thương


Hò ơ... (chớ) Chim kia thỏ thẻ trên cành
Nghe em nói vậy
Hò ơ... (chớ) Nghe em nói vậy, dạ không đành rẽ phân

Hò ơ... (chớ) Con cá lý ngư sầu tư biếng lội
Con chim xa cành sầu cội biếng bay
Sao hôm còn đợi sao mai
Chồng mà xa vơ.... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Chồng mà xa vợ hỏi ai không buồn ?

Hò ơ ... Cúc mọc dưới sông anh kêu là cúc thủy
Sàigòn xa, chợ Mỹ cũng xa
Gởi thơ thăm hết nội nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em

Hò ơ... (chớ) Củi đậu nấu đậu ra dầu
Anh cưới em không đặng... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Anh cưới em không đặng anh cạo đầu đi tu


Hò ơ... (chớ) Dao phay cứa cổ máu đổ không màng
Chết thì chịu chết... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Chết thì chịu chết buông nàng không buông


Hò ơ... (chớ) Dang tay đánh thiếp sao đành
Tấm rách ai vá... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Tấm rách ai vá tấm lành ai may


Hò ơ... (chớ) Dõi dõi theo anh
Về nơi Châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất này... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Ở chi đất này vượn hú chim kêu


Hò ơ... (chớ) Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn
Đồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên

Hò ơ... (chớ) Đêm khuya ra đứng giữa trời
Giơ tay ngoắc nguyệt... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Giơ tay bắt nguyệt nguyệt dời phương nao


Hò ơ... (chớ) Đêm khuya thắp chút dầu dư
Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình

Hò ơ... (chớ) Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng ?

Hò ơ... (chớ) Đêm khuya, trăng dọi lầu son
Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng
Hò ơ... (chớ) Bển qua đây đàng đã xa đàng
Dầu tui có lâm nguy thất thế
Hỏi con bạn vàng nó cứu không ?
Hò ơ... (chớ) Chiều rồi kẻ Bắc, người Đông
Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời

Hò ơ... (chớ) Đêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình

Hò ơ... (chớ) Đêm qua, đêm lạnh, đêm lùng
Đêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài
Hò ơ... (chớ) Bây giờ chàng đã nghe ai
Aó ngắn chẳng đắp, aó dài không chung
Hò ơ... (chớ) Bây giờ sự đã nhạt nhùng
Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua
Hò ơ... (chớ) Cá lên mặt nước, cá khô
Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm

Hò ơ... (chớ) Đêm qua nguyệt lặn về Tây
Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài
Hò ơ... (chớ) Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không
Hò ơ... (chớ) Bây giờ kẻ Bắc, người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

Hò ơ... (chớ) Đèn cầu tàu ngọn lu, ngọn tỏ
Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu
Hò ơ... (chớ) Rút gươm đâm họng, máu trào
Để em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh

Hò ơ... (chớ) Đèn nhà lầu hết dầu, đèn tắt
Lửa nhà máy hết cháy thành than
Hò ơ... (chớ) Nhang chùa Ông hết mạt, nhang tàn
Kể từ khi em biết được chàng
Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên

Hò ơ... (chớ) Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đảm bằng gái Nha Mân
Hò ơ... (chớ) Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

Hò ơ... (chớ) Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu
Hò ơ... (chớ) Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

Hò ơ... (chớ)Đèn treo cột Phướng gió chướng lồng đèn rung.
Anh thương em thắm thiết vô cùng.
Đĩa nghiêng mài mực tạm dùng câu thơ
Câu thơ ba bốn câu thơ:
Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu thương.

Hò ơ... (chớ) Đèn treo ngang quán
Tỏ rạng bờ kinh
Hò ơ... (chớ) Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình
Đừng để cho anh lên xuống một mình bơ vơ

Hò ơ... (chớ) Đèo nào cao bằng đèo Châu Đốc
Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang
Hò ơ... (chớ) Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc
Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân

Hò ơ... (chớ) Đồng tiền Vạn lịch
Thích bốn chữ vàng
Hò ơ... (chớ) Anh tiếc công anh gắn bó với nàng bấy lâu
Bây giờ nàng lấy chồng đâu ?
Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng
Năm trăm anh đốt cho nàng,
Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.
Xưa kia nói nói, thề thề,
Bây giờ bẻ khóa, trao thìa cho ai ?
Bây giờ nàng đã nghe ai,
Gặp anh ghé nón, chạm vai chẳng chào ?

Hò ơ... (chớ) Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ
Anh gặp em đây không cửa không nhà
Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng ?

Hò ơ... (chớ) Đờn cò lên trục kêu vang
Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng
Hò ơ... (chớ) Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương
Hò ơ... (chớ) Chiều nay qua phản bạn hồi hương
Nghe bậu ở lại vầy vương nơi nào
Hò ơ... (chớ) Ghe tui tới chỗ cắm sào
Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông

Hò ơ... (chớ) Em ôm bó mạ xuống đồng
Miệng hò tay cấy... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Miệng hò tay cấy mà lòng nhớ ai


Hò ơ... (chớ) Mạ xanh mơn mởn nên tình
Bao nhiêu lá mạ .... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Bao nhiêu lá mạ thương mình bấy nhiêu


Hò ơ... (chớ) Nói vậy mà chơi
Chớ gió thổi hiu hiu, lục bình trôi líu ríu
Anh đừng bận bịu, bớ điệu chung tình
Con nhạn bay cao khó bắn...(ờ)
Hò ơ... (chớ) Con nhạn bay cao khó bắn, con cá ở ao quỳnh khó câu


Hò ơ... (chớ) Ớ này em ơi, hãy nghe cho kỹ
Xưa nay gái không cưới chồng, trai không ở goá
Đoái thấy thương nàng xinh đã quá xinh
Buông lời vừa vỗ vế non,
Nếu như nàng lo việc cháu con
Sao không kiếm chốn trao thân, gởi thế ?
Trên đời bá công bá nghệ
Dưới lại đà tứ thứ tứ dân
Làm người sao khỏi chữ lương nhân
Mà nàng chịu để phòng không ở goá?
Sách có chữ rằng phụ thân nan hoá, ít kẻ yêu vì
Nên lấy chồng phải luận phải suy
Phải xem trong lóng đục
Đây đã đến thời phải lúc
Hay là nàng còn cúc đục cù lao
Để anh ngơ ngẩn ra vào...(ờ)
Hò ơ... (chớ) Để anh ngơ ngẩn ra vào,
Vì thầm yêu trộm nhớ thì dạ nào em bỏ anh ?

Hò ơ... (chớ) Thương sao cho được mà thương
Nước kia muốn chảy... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Nước kia muốn chảy mà mương chưa đào

Hò ơ... (chớ) Bây giờ đã rõ âm hao
Còn chờ chi nữa... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Còn chờ chi nữa má đào phôi pha


Hò ơ... (chớ) Chờ anh em hết sức chờ
Chờ cho rau muống... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông



Hò ơ... (chớ) Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi
Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi
Hò ơ... (chớ) Saigon vui lắm em ơi
Lấy chồng về đó, một đời sướng thân

Hò ơ... (chớ) Ghe anh mỏng ván, bóng láng nhẹ chèo
Xin anh bớt mái, nương lèo đợi em

Hò ơ... (chớ) Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ
Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn
Hò ơ... (chớ) Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời
Mật đường dù chẳng đi đôi
Chút hương rớt lại, một đời chưa quên


Hò ơ... (chớ) Ghe lên ghe xuống dầm dề
Sao anh không gởi thơ về thăm em ?

Hò ơ... (chớ) Ghét con xẩm lai mê trai, mi lai nhãn khứ
Ôm bụng trống chầu, bỏ xứ ra đi

Hò ơ... (chớ) Giấy hồng đơn bán mấy
Cho anh mua lấy một tờ
Viết thơ quốc ngữ
Hò ơ... (chớ) Dán trên trái bưởi
Thả xuống giang hà
Hò ơ... (chớ) Bớ cô gánh nước bên bờ
Xuống sông vớt bưởi để mà xem thơ

Hò ơ... (chớ) Gò Công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà
Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà
Saigon, chợ Mỹ ai mà không hay

Hò ơ... (chớ) Gió đưa bụi cúc ngã bụi sả tàn
Nương theo chéo áo con bạn vàng
Dầu sanh dầu tử... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Dầu sanh dầu tử một mình nàng mà thôi


Hò ơ... (chớ) Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Về sông ăn cá về đồng ăn cua


Hò ơ... (chớ) Hỏi anh anh nói học trò
Sao em lại thấy... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Sao em lại thấy anh cỡi bò hôm qua


Hò ơ... (chớ) Hồi nào em nói mà anh không nghe
Bây giờ anh xách nón... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Bây giờ anh xách nón chèo ghe đi tìm


Hò ơ... (chớ) Không chồng đi dọc đi ngang
Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi
Trót sanh làm phận nữ nhi
Giữ sao cho khỏi tiếng... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Giữ sao cho khỏi tiếng thị phi chê cười

Hò ơ... (chớ) Lấy ai lấy khính chồng người ?
Lấy chồng kiểu đó... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Lấy chồng kiểu đó lấy thằng cùi sướng hơn !

Hò ơ... (chớ) Lòng con thảo như giọt sương hạt bụi
Công mẫu từ như ngọn núi Thái Sơn
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không me.... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Không cha không mẹ như đờn đứt giây


Hò ơ... (chớ) Lục bình bát giác cắm các thứ bông hường
Cha mẹ em kén rể... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Cha mẹ em kén rể mà lỡ anh tầm thường biết đặng hay không ?


Hò ơ... (chớ) Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày
Hò ơ... (chớ) Mậu Thìn vốn thiệt năm nay
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang
Hò ơ... (chớ) Phong Thạnh vốn thiệt tên làng
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung
Hò ơ... (chớ) Anh em Mười Chức công khùng
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

Hò ơ... (chớ) Mặt trời vừa lặn, mặt trăng vừa ló
Hò ơ... (chớ) Nè em Hai ôi, lại đây cho anh tỏ một đôi lời
Nước bèo gặp gỡ vậy thôi
Mai anh ra cửa biển, em sống đời biệt ly

Hò ơ... (chớ) Mặt trời vừa lặn, mặt trăng vừa ló
Quới nương em ơi, anh xin tỏ với nàng
Hò ơ... (chớ) Con gái ông Bang, con gái ông Phủ
Qua cũng không màng
Chỉ chuộng con bạn ngọc biết đá vàng, thủy chung

Hò ơ... (chớ) Nè em Tiên Bửu ôi
Nhớ em chưa ăn xôi mà anh như gặp hồi no bụng
Hò ơ... (chớ) Chưa ăn bún mà anh cũng no hơi
Thương em quên đứng, quên ngồi
Ngứa đầu quên gãi, đứt ruột rồi quên đau

Hò ơ... (chớ) Nếm muỗng đường om (nồi đất), mùi thơm vị ngọt
Qua thương nhớ bậu thức trót canh gà
Hò ơ... (chớ) Phận bậu như hạt mưa sa
Phận qua như gió thổi tuốt ra vàm ngoài

Hò ơ... (chớ) Má ơi con vịt chết chìm
Con thò tay vớt... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Con thò tay vớt con cá lìm kìm nó cắn tay con


Hò ơ... (chớ) Miễn bậu đành ừ
Qua chẳng từ lao khổ
Dẫu lên rừng tìm hổ
Hay xuống biển kiếm rồng
Trước sau vẫn giữ vẹn một lòng
Vào lòn ra cúi... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Vào lòn ra cúi anh cũng một lòng thương em


Hò ơ... (chớ) Miễu linh ai dám lại gần
Đứng xa mà khấn.. (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đứng xa mà khấn thánh thần chứng chi

Hò ơ... (chớ) Nàng đành phụ mẫu không đành
Lá cao che khuất... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Lá cao che khuất ngọn ngành nàng ơi !

Hò ơ... (chớ) Nghiêng vai ngửa vái Phật trời
Đương cơn hoạn nạn... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân


Hò ơ... (chớ) Ngó lên Châu Đốc vàm Nao
Thấy buồm em chạy... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Thấy buồm em chạy như dao cắt lòng


Hò ơ... (chớ) Ngó lên nhang tắt đèn mờ
Muốn nuôi cha me... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu


Hò ơ... (chớ) Ngó lên chùa lớn làm chay
Thỉnh ông Tiêu Diện... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Thỉnh ông Tiêu Diện, thỉnh ngài Quan Âm


Hò ơ... (chớ) Ngó lên trời trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Cá lòng tong ẩn bóng ăn rong
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Đến đây xui khiến... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đến đây xui khiến đem lòng thương em


Hò ơ... (chớ)Ngó lên trời thấy mây vân vũ.
Ngó dưới Âm Phủ thấy đủ mặt bá quan.
Hò ơ... (chớ)Ngó lên Nam Vang thấy bốn chữ vàng.
Ngó xuống Cà Mau thấy sóng bủa lao xaọ
Hò ơ... (chớ)Anh thương em hồi thuở bao giờ?
Chớ anh có biết em thương lại lúc nào hay không ?

Hò ơ... (chớ) Ngọc Hoàng giũ sổ ôm bộ về quê
Đồ gia cang để lại... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đồ gia cang để lại bạn hiền thê giữ dùm


Hò ơ... (chớ) Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Giữa canh khuya nghe tiếng ai thỏ thẻ bên thuyền
Hỏi thăm quân tử... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Hỏi thăm quân tử vượt biên nơi nào ?


Hò ơ... (chớ) Người ta giàu, đầu heo nọng thịt
Tụi mình nghèo cặp vịt đôi bông
Sao mai mọc buổi hừng đông
Ước sao nên vơ.... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Ước sao nên vợ nên chồng thì thôi

Hò ơ... (chớ)Nhìn trên trời thấy cặp cu đương đá.
Dòm xuống biển thấy cặp cá đương đuạ
Hò ơ... (chớ)Em biểu anh về lập miếu thờ vua;
Lập trang thờ mẹ; lập chùa thờ chạ
Hò ơ... (chớ)Anh về bán đất cây đạ
Bán cặp trâu già mới cưới được em.

Hò ơ... (chớ)Nhìn trên trời thấy sao giăng tứ hướng;
Ngó ra ngoài biển đá dựng tứ bề.
Hò ơ... (chớ)Biết làm sao đặng chữ phu thê ?
Đây, chồng; đó, vợ; ra về có đôị
Hò ơ... (chớ)Mắc mãn có đôi anh hồi về có vơ..
Nghĩ đã đáo đầu không phải duyên nợ thì thôị

Hò ơ... (chớ) Ôi thôi bình tích bể rồi
Chén chung lỡ bộ ... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Chén chung lỡ bộ đứng ngồi sao yên


Hò ơ... (chớ) Phù sa nước đục khó dòm
Nhớ anh em khóc... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Nhớ anh em khóc đỏ lòm con ngươi


Hò ơ... (chớ) Ra đi anh có dặn dò
Ruộng sâu cấy trước ... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau


Hò ơ... (chớ) Rảo bước qua nhịp cầu tre
Trở về nơi mái lá... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Trở về nơi mái lá con mới hay mẹ đã qua đời


Hò ơ... (chớ) Sao vua chín cái nằm chồng
Anh thương em từ thuở... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Anh thương em từ thuở má bồng trên tay

Hò ơ... (chớ) Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Cám bay phưởng phất... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Cám bay phưởng phất nhớ lời em than

Hò ơ... (chớ)Sao Vua chín cái nằm chồng.
Anh thương em từ thuở mẹ bồng trên taỵ
Hò ơ... (chớ)Sao Vua chín cái nằm ngang.
Anh thương em từ thưở mẹ mang trong lòng.
Hò ơ... (chớ)Sao Vua chín cái nằm kề.
Anh thương em từ thưở mẹ về với chạ

Hò ơ... (chớ)Sông Sàigon chảy dài Chợ Cũ, Nước mênh mông nước đổ phù sạ Ngọt ngào ngọn lúa bát ngát hương (thơm) Hương lúa của quê nhà (hò hò); Hướng về quê mẹ đậm đà tình thương.

Hò ơ... (chớ) Sông sâu kiếm chẳng đặng đò
Muốn lội qua thăm bậu... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Muốn lội qua thăm bậu mà sợ hụt giò chết trôi

Hò ơ... (chớ) Bớ này anh nó ôi, nếu anh lỡ có hụt giò
Thì em sẽ lội xuống... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Thì em sẽ lội xuống đặng mò anh lên
Hò ơ... (chớ) Thôi em ơi mò chi cái xác không hồn
Bận tâm lối xóm... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Bận tâm lối xóm phải chôn cất giùm



Hò ơ... (chớ) Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng
Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang
Có thương nhớ gã... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa


Hò ơ... (chớ) Tai em nghe anh đau đầu chưa khá
Em băng đồng chi sá, đi bẻ nạm lá về xông
Hò ơ... (chớ) Ở làm sao đây cho trọn nghĩa vợ chồng
Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che

Hò ơ... (chớ) Thuở sanh tiền kiếp sống lình bình
Đến khi nhắm mắt... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đến khi nhắm mắt phải trọn tình với cá tôm
Hò ơ... (chớ) Tay cầm sợi lạt đôi cua
Hỏi em làm mướn... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Hỏi em làm mướn một mùa bao nhiêu

Hò ơ... (chớ) Thấy ai lo lắng cho mình
Mình nghe tràn ngập... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Mình nghe tràn ngập chuyện tình trầu cau


Hò ơ... (chớ) Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng
Vậy nay anh gởi thơ sang
Thiệt tình anh quyết... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Thiệt tình anh quyết lấy nàng mà thôi


Hò ơ... (chớ) Thấy cô nho nhỏ tui muốn bỏ cái nghề đờn
Theo cô mần tùng giả ... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Theo cô mần tùng giả quách quờn cho cô coi

Hò ơ... (chớ) Tiếng anh ăn học làu thông
Hỏi anh có biết... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Hỏi anh có biết khăn lông mấy đường

Hò ơ... (chớ) Em về đếm hết cỏ vườn
Lại đây anh nói ... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Lại đây anh nói khăn lông mấy đường


Hò ơ... (chớ) Trách lòng con chó sủa dai
Đêm năm canh viếng bậu... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đêm năm canh viếng bậu sủa hoài sáng đêm


Hò ơ... (chớ) Trắng da vì bởi phấn dồi
Đem da vì bởi... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Đem da vì bởi em ngồi chợ trưa

Hò ơ... (chớ) Trời mưa cho lúa chín vàng
Cho anh gặt lúa... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Cho anh gặt lúa cho nàng đem cơm

Hò ơ... (chớ)Trồng trầu thì phải khai mương
Làm trai hai dợ phải thương cho đồng (đều)

Hò ơ... (chớ) Uổng công anh se nhợ uốn cần
Uốn xong con cá... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Uốn xong con cá nó lần ra khơi

Hò ơ... (chớ) Ví dầu cá bống hai mang
Cá trê hai ngạnh... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Cá trê hai ngạnh tôm càng hai đuôi

Hò ơ... (chớ) Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Cám cảnh thương chồng nhạn lạc đường xa

Hò ơ... (chớ) Xa xa quê tiá bốn phía mây giăng
Quê má rừng ngăn, núi chặn
Quê anh sông dài, rạch vắn, rồng rắn lượn quanh
Đi không nỡ, ở không đành
Chiều chiều gắng gượng... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Chiều chiều gắng gượng lên gành ngó mông


Hò ơ... (chớ) Xin anh đừng ham bông quế bỏ phế cái bông lài
Mai sau quế rụng... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Mai sau quế rụng bông lài thơm lâu

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Sóng sầm sịch lưng chưng ngoài bể bắc,
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên...

Gió vàng hiu hắt đêm thanh
Đường xa dặm vắng, xin anh đừng về
Mảnh trăng đã trót lời thề
Làm chi để gánh nặng nề riêng ai!

Đường lên xứ Lạng bao xa
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi! đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạc, kìa sông Tam Cờ.
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn thẳng như tờ giấy phong...
Lính thủy sưu tầm.
Nguồn : gái quê.

Tất cả đều là VÔ THƯỜNG

Cùng các bạn,
Đọc cái tiểu đề có vẻ như nói về một triết lý đạo giáo, nhưng không phải vậy, đây là những nhận định trong đời sống nhằm lấy một kinh nghiệm chung cho đời người để sao sống vui, sống khỏe trong mọi lứa tuổi và rất có ý nghĩa đối với người có ít nhiều thì giờ suy ngẫm.
PKN
Tất cả đều là VÔ THƯỜNG
Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !
 
1-Thời gian : Vô Thường
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.

2-Hạnh phúc : Vô Thường
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận,
điều quan trọng là ở tâm trạng.

3-Tiền : Vô Thường
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.(Khó lắm !?!?)

4- Đời sống : Vô Thường
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
 
5-Thê´Gian : Vô Thường
-Tiền bạc là của con ( không chắc lám) -Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân:1-Thiên tai,2-Hỏa hoạn, 3-Pháp lênh của vua hay chính quyền tich thu, quốc hửu hóa,4-Trộm cướp, 5-Con cái )
- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
- Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
- Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
- Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
--Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.
Chân lý của Đạo ,thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !
Tác Giả: Thieu Vu - Thinh Le


__________________________

CÓ NHỮNG ĐIỀU ĐƠN GIẢN - Thanh Liêm sưu tầm


CÓ NHỮNG ĐIỀU ĐƠN GIẢN I
(Sói Già Ngơ Ngác)
Có một người đàn ông giàu có, nhưng ông ấy mất hết gia đình trong một tai nạn, mỗi sáng ông đi làm với một đôi giày chật cứng và cũ kỹ, nhiều người thắc mắc điều đó, ông ta thừa tiền để mua cho mình một đôi giày tốt hơn và vừa vặn hơn, tại sao phải mang đôi giày đó cho khổ sở, vì nó làm chân ông đau đến độ phải đi cà nhắc.
Rồi một người cũng hỏi ông điều đó và ông trả lời rằng : tôi chẳng còn điều gì vui vẻ trong cuộc đời cả, không gia đình, không tình yêu, tôi mang đôi giày này chỉ vì tới cuối ngày tôi được tháo nó ra, suốt một ngày dài tôi chỉ mong thời gian trôi mau để được làm điều đó, khi tháo ra tôi được giải thoát khỏi sự khó chịu, ít nhất tôi có được điều gì đó để hy vọng trong cả ngày, và đó là hạnh phúc.
Đôi khi hạnh phúc thật nhỏ nhoi. Thật buồn khi phải tự kiếm tìm hạnh phúc cho mình một cách khổ sở như thế.
Đó là câu chuyện mà tôi được nghe cha mình kể lúc còn là một chú bé, không hiểu sao câu chuyện đó bám theo tôi mãi, có lẽ cái hạnh phúc nhỏ nhoi tự kiếm cho mình của người đàn ông trong câu chuyện làm tôi bị ám ảnh. Và đôi khi, tôi tự thắc mắc rằng, một người thực sự hạnh phúc là một người như thế nào ? Giàu có, quyền lực ? Gom tất cả mọi thứ trong cuộc đời làm sở hữu riêng ?
Thường thì tất cả các tấm hình đám cưới chụp hai nhân vật chính ta thường thấy nụ cười rạng rỡ trên môi họ, một nụ cười mãn nguyện, vui vẻ và có lẽ là tràn đầy hạnh phúc, tôi không chắc lắm vì không học chuyên môn về phân tích nụ cười, nhưng chắc chắn rằng, người ta chỉ cười khi cảm thấy dễ chịu và vui vẻ.
Ngay trong tấm hình cưới của chính mình, tôi cũng toét miệng ra cười. Và cái thời điểm tôi cười để chụp tấm hình ấy, trong lòng chẳng có một chút gì dễ chịu cả, vì mệt, loay hoay lo đám cưới mệt rã cả người, chỉ mong được chui vào đâu đó ngả lưng một chút, và một nụ cười nữa, của vợ tôi, cũng vậy, tôi biết cô ấy cũng mệt rã, chỉ mong được nghỉ ngơi. Kết luận : đôi khi người ta cười chẳng phải khi trong lòng cảm thấy dễ chịu và vui vẻ.
Xin mở ngoặc về người viết bài này, tôi là một thằng đàn ông dễ chịu, ôn hòa và đôi khi nhút nhát ( cái vụ nhận xét này tác giả không phải là tôi ) thế nhưng trời phú cho một gương mặt hình sự, tức là con nít nhìn vào là chết khiếp. Chưa hết, nếu có cái gì khiến tôi làm biếng nhất, chính là nở một nụ cười.
Thế mà tôi lôi gương mặt đưa đám ấy kéo dài hết tuổi thơ, tưởng đâu kéo luôn tới tuổi .. thờ. Ai dè mọi sự đảo lộn hết cũng vì những điều tưởng đơn giản.
Tôi có nhóc.
Khi nhìn thấy cu cậu nhỏ xíu đỏ hỏn toét miệng ra cười, nụ cười trẻ thơ đẹp kì diệu, nó làm tôi sững người, ngơ ngẩn và cứ thế một cách tự nhiên, nụ cười hình thành trên môi tôi.
Ngày này qua ngày khác cứ như thế, tôi được con trai mình trả lại nụ cười.
Hồi nhỏ, cha tôi luôn rèn dũa tôi thành một người cứng rắn, ít nhất là trong những biểu hiện, với ông, đàn ông không bao giờ khóc, nước mắt đàn ông phải chảy ngược vào trong, bởi thế nên suốt tuổi thơ, tôi hầu như chưa bao giờ khóc, dù có đau tới cỡ nào.
Lớn lên, tôi coi nước mắt là biểu hiện của sự yếu đuối, của tính đàn bà, nên mặt luôn rắn đanh lại dù gặp chuyện khiến trong lòng mình như muối xát. Và, như một điều mang tính kế thừa, tôi cũng dạy con trai mình y như vậy, cho tới một ngày.
Con trai tôi không nghe lời cha, giận quá, tôi phạt bé, cầm cây roi trên tay, chưa kịp đét vào mông ông con của mình, cu cậu đã ngước mặt nhìn cha, khóc nức nở, đôi mắt hy vọng được tha thứ. Đôi mắt vỡ mộng vì thấy cha mình đánh đòn mình thay vì những lời lẽ yêu thương. Tôi chết điếng.
Quăng cây roi, mắt tôi ứa lệ. Dù muốn dù không, lần đầu tiên, nước mắt tôi không thể chảy ngược vào trong.
Từ đó trở đi, tôi không bao giờ đánh đòn con mình, và cu cậu cũng trở nên ngoan ngoãn hẳn, kể từ khi vô tình thấy cha mình khóc vì mình hư.
Ai nói chỉ có nước mắt phụ nữ mới có sức mạnh ?
Tôi đã được con mình trả lại nụ cười, và nó cũng đã trả lại cho tôi những giọt nước mắt.
Những gì cuộc sống khô cằn này lấy đi của tôi, tôi đã được những người tôi yêu thương trả lại.
Khi tôi đi làm về, mệt mỏi quá nằm ngủ quên, sáng sớm thấy mình đã ngủ trong mùng với hơi ấm của ai đó kề bên, tôi mỉm cười.
Khi tôi phờ phạc suốt một ngày dài vì tranh luận với khách hàng, về tới nhà cầm ly nước chanh con trai mang cho cha, tôi mỉm cười.
Khi con gái tôi ngủ ngon trong lòng cha, ngủ say sưa dù cha giọng cha hát ru kinh hoàng như còi xe lửa, tôi mỉm cười.
Tôi mỉm cười với tất cả người tôi yêu thương, vì tôi biết rằng đó là một món quà vô giá, cho họ và cho tôi.
Tôi đã có câu trả lời cho mình.
Vậy thì, hạnh phúc đâu cần phải kiếm tìm bằng một đôi giày chật cứng, hay những điều vĩ đại, nó vẫn ở quanh ta đâu đó thôi, điều quan trọng là cảm nhận, đừng kiếm tìm, chỉ cần mở rộng vòng tay.
Vì hạnh phúc là một bản nhạc, mà nếu chỉ chăm chú phần lời, ta sẽ bỏ quên mất giai điệu, người ta chỉ có thể cảm nhận được một bản nhạc hay, khi thả hết tâm hồn mình lắng nghe một cách trân trọng.
Và, nếu tôi không hạnh phúc, tôi sẽ không đổ lỗi cho ai đó. Chắc chắn, tôi sẽ không mang một đôi giày chật cho tới cuối ngày dài.

Một câu chuyện có thật .

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
 
hình minh họa
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?”
Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”
Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe:
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRwnch_jEcXyuEs6LDQgduo8IP0IsihpNW9Pk4ZjgXeoqb5nmsrkzh8b1pC4w
hình minh họa
Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!
Bạn có biết vì sao ông ta khóc? Nếu bạn có trên xe bus, bạn có đứng lên như người đàn ông kia?
Chúng ta cần những người như ông để tạo nên và duy trì một xã hội bình thường!
Khi ta đối xử với người khác bằng cả tấm lòng, ta sẽ nhận được hơi ấm và tình yêu từ mọi người!
Đây là một câu chuyện rất .bi thảm. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là người lái xe?

Dụ ngôn cây chuối

Bài giảng dụ ngôn về cây chuối này rất có ý nghĩa giáo dục về đạo đức, nên đọc để giữ lấy mà dạy con trẻ.
PKN
 


Có một cậu bé hỏi bố rằng:

“Bố ơi, trong cuộc đời của một cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”

“Chỉ một buồng duy nhất.” – Bố tôi trả lời.

Cậu nhỏ ngạc nhiên về câu trả lời của bố. Nó cứ đinh ninh trong cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả.

“Khi buồng chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” – Bố nói thêm.

Thực vậy, nếu có dịp quan sát một cây chuối mang một buồng quả chín ta sẽ thấy: Lá của cây chuối mẹ héo rũ và xác xơ, và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu quả. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.

Trong quá trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình – chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá – để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.

Hóa ra lâu nay hàng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.

Cây tốt lại sinh trái tốt. Cây chuối từ đời này đến đời kia cứ tiếp tục dâng hiến, hy sinh để cho một mần sống mới phát triển. Phẩm chất của cây chuối không chỉ là thơm ngon, là chất bổ dinh dưỡng mà còn là bài học quý báu của tình yêu hy sinh đến quên cả tính mạng mình. Ðó là mẫu gương của sự hy sinh, của tình yêu bất diệt.

Tháng 11 là dịp để chúng ta nhớ tới biết bao hy sinh của những bậc làm cha mẹ đã quên mình vì chúng ta. Họ đã đánh đổi cuộc đời cho chúng ta sự sống, cho chúng ta tiếng cười và bình an. Họ đã một cuộc đời tận hiến thân mình như cây chuối chỉ mong mang lại cho đời trái chin thơm ngon và chấp nhận gục ngã theo số phận an bài.

Vâng, khi nói đến cha mẹ, chúng ta không thể quên những hy sinh mà các ngài đã dành cho chúng ta. Ðiều này đã thể hiện qua biết bao ca từ của lời hát, của những câu ca. Văn học luôn phát triển cùng với những vần thơ ca tụng về tình cha tình mẹ. Và có lẽ, từ bé đến già, không nhiều thì ít, ai cũng cảm thấy thấm thía ơn đức cao cả của mẹ cha:

"Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".

"Biết thờ song thân", thờ trong khi sống, thờ sau khi chết, thờ thế nào cho phải đạo làm con, cho xứng đáng phần nào công lao tảo tần nuôi con của mẹ:

"Nuôi con buôn tảo bán tần
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Những khi trái nắng trở trời
Con đau làm mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên,
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con".
Thế nên, nếu so sánh công đức của mẹ hiền như non cao cũng chưa xứng đáng:
"Ai rằng công mẹ như non
Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn".

Tình thương của cha mẹ thật lớn lao. Tình thương ấy thật bao la, bát ngát, nên mỗi khi mẹ cất tiếng ru con thì đời con thêm tươi sáng:

"Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học mẹ đi trường đời".

Vậy, những tình yêu mà cha mẹ dành cho chúng ta, các ngài cần gì nơi chúng ta? Chắc chắc không phải là tiền bạc, vì tiền bạc các ngài dành giụm để cho chúng ta. Chắc chắc đó không phải là danh vọng, vì tuổi gìa chẳng còn ham muốn những tham sân si của dòng đời. Các ngài cần tình yêu của chúng ta qua sự chăm sóc, thăm nom của chúng ta khi các ngài còn sống. Niềm mơ ước đó đã thể hiện qua những lời mẹ ru con:

"Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi".

Trong đạo hiếu đôi khi những người con còn dám chấp nhận hy sinh hạnh phúc, hy sinh cuộc đời riêng tư của mình, một lòng chỉ quyết phụng dưỡng mẹ cha:

"Ơn hoài thai, to như bể!
Công dưỡng dục, lớn tợ sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ hết lòng làm con".

Không chỉ ở nhà mới phụng dưỡng cha mẹ mà ngay cả khi sang nhà chồng hay khi làm ăn nơi xa vẫn một niềm lắng lo, vẫn canh cánh bên lòng một cuộc đời già nua của cha mẹ:

"Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?

Lòng thảo hiêu ấy được tỏ bày một cách chân thành khi các ngài đã qua đời, luôn cầu nguyện, thắp hương tưởng nhớ mẹ cha.

Giáo Hội Công Giáo mời gọi chúng ta lấy tinh thần thảo hiếu của người Việt vào trong đời sống tôn giáo bằng việc dùng tháng 11 như là tháng ân hiếu mẹ cha.

Ðạo hiếu luôn dạy chúng ta “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ðạo hiếu luôn nhắc nhở chúng ta phải tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ. Xin cho chúng ta luôn sống thảo hiếu với cha mẹ. Khi còn sống biết kính trọng vâng lời. Khi các ngài đã qua đời luôn nhớ đến các ngài trong kinh tối, kinh sáng và trong thánh lễ hằng ngày.


Mời coi thêm