Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Người già


Tôi có người bạn Mỹ.
Hơn10 năm trước, nó kễ chuyện Cha nó nói với nó:
"When I become a burden to you, shoot me."
Cách đây vài năm, nó đưa cha nó vào nursing home.
Cha nó nói với nó:
"Don't worry about me, good bye."
Ông ấy nhịn ăn, nhịn uống và ra đi trong 1 tuần lễ.
Đáng phục người có nghị lực.
AD
******
"When I become a burden to you, shoot me." Khi tôi trở thành một gánh nặng cho bạn, bắn tôi

"Don't worry about me, good bye."Đừng lo lắng về tôi, tốt bye

Tác giả, cựu giáo sinh sư phạm Qui Nhơn khoá 10, cư dân Anaheim, California, đã góp nhiều bài đặc biệt và đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Kim N.C. Sau đây là bài mới của bà.
1. Giấc Mơ Thượng Thọ
Cụ Sáu vốn sinh ra trong thời loạn lạc ở tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, nên ngày sinh tháng đẻ không có gì là chính xác. Thuở nhỏ cụ Sáu chỉ nghe các bậc cô dì nói con bé này đã tuổi Ngọ mà lại còn Canh nữa thì chỉ có mà chạy xa như ngựa "Canh cô Mậu quả", ý nói, đời cụ sẽ cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Cụ ông mất đã lâu. Sau 75, mấy đứa con lớn vượt biên đi Mỹ, cụ ở lại sống với cậu Út. Khi làm giấy tờ định cư ở Mỹ, cậu Út phải lấy cái ngày "cắt tóc phi dê" (tức là ngày cưới của hai cụ rơi vào ngày lễ Quốc Khánh Pháp Quatoze Juillet) làm ngày sinh nhật cho cụ đặng làm giấy tờ, chứ Mỹ họ đâu có quan tâm gì đến cái tuổi Canh Ngọ. Thế là trải qua 60 năm cuộc đời theo cuộc sống công chức của cụ ông, cụ Sáu trôi nổi từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Sài Gòn, đã đến ngày cụ phải từ giã quê nhà. Ngày ra phi trường, cô dâu út ôm cụ sướt mướt khóc mà rằng: "Mẹ ơi, con thương mẹ nhất đời..."
Hai mươi năm thời gian qua như bay trên đất Mỹ, cụ chỉ ao ước có một lễ Thượng Thọ cho mát mày mát mặt.
Hàng năm cụ vẫn đi về Sài Gòn thăm cậu Út. Những chuyến đi 29 ngày làm cụ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, nhất là cách đây mấy năm cậu Út bị bạo bệnh may mà qua khỏi. Tuy nhiên sức lao động đã không còn. Cụ lại còn ao ước thêm một điều là được về sống cạnh cậu Út để săn sóc cho đứa con cùng tuổi Ngọ với cụ.
Sinh nhật thứ 80 của cụ, mấy người con bên Mỹ đưa cụ Sáu về Sài Gòn để làm lễ Thượng Thọ cho cụ như mong ước. Chao ôi, có nằm mơ cũng không thể tưởng được. Cụ mặc áo gấm xanh mà cô dâu út đi du lịch bên Hàn Châu mua biếu. Cụ ngồi trên ghế bành được đặt giữa sân khấu trong một nhà hàng 5 sao, con cháu xúm xít chung quanh, máy ảnh lóe sáng tứ bề, có cả các ca sĩ quen biết hát hò ca tụng. Một nhân vật MC có tiếng tăm lên ca tụng cô dâu út của cụ Sáu là một người tài sắc vẹn toàn yêu mẹ chồng, yêu chồng hiếm có trên cõi đời ô trọc này.
Rồi cái cảnh cô dâu út ôm mẹ chồng, rươm rướm nước mắt mà rằng: "Con mừng lễ Thượng Thọ mẹ, con chúc mẹ sống lâu trăm tuổi. Con yêu mẹ nhất đời..." Chao ôi, nghe mà mát cả ruột gan. Mấy cô dâu lớn ở bên Mỹ đã lâu nên không có tình cảm ướt át như cô dâu út, nên cụ Sáu không hề dấu diếm cái tình cảm cụ dành riêng cho nàng dâu này. Dù gì đi nữa cậu Út của cụ đã lấy cô dâu út từ thuở hàn vi, từ thuở cô là single mom nuôi con. Cậu Út vì yêu cô mà đã tự nhiên yêu thương con của cô mà không tính toán. Nay nhờ ơn Trời, cậu Út và vợ đã ăn nên làm ra, nhà cao cửa rộng, không đại gia thì cũng trung gia...
Cụ Sáu vô cùng mãn nguyện về cảnh nhà sung túc hạnh phúc của cậu Út, vô cùng mãn nguyện về cái lễ Thượng thọ như mơ ước. The dream come true.
Cụ Sáu hân hoan quay về Mỹ với cuốn Album dầy cộm mừng lễ Thượng Thọ mà cụ thích nhất tấm hình cô dâu út ôm cụ khóc ròng vì cảm động.
2. Giấc Mơ Hồi Hương
Cụ Sáu đi thăm cụ Anh mới được con cái đưa vào nhà dưỡng lão ở Garden Grove sau khi cụ Anh bị đột quị tháng trước. Buổi trưa nắng gắt, mùi thuốc sát trùng, mùi thức ăn xông lên quyện thành một thứ mùi rất khó chịu. Có những cụ già Việt Nam không thể tự túc ăn được thì sẽ có cô y tá đeo yếm vào như em bé. Cô sẽ đút thức ăn cho một lúc 3 cụ già, nhìn y như cảnh ăn trưa của một nhà trẻ bên Việt Nam. Có cụ nuốt chậm chạp như bị mắc nghẹn. Có cụ thức ăn vương vãi dính đầy mặt. Cụ Sáu nhìn những khuôn mặt đồng hương đồng tuổi không còn cảm xúc mà cụ cám cảnh cho cái cuộc đời khi gió heo may đã về. Cụ Sáu quá oải khi nghĩ đến một ngày nào đó chính cụ cũng sẽ vào đây ngồi đó có người đút thức ăn ... Không được, cụ phải "tung cánh chim tìm về tổ ấm". Chả là cụ Sáu tuổi Ngọ, phải chạy thôi.
Cụ Sáu gọi các con lại, tuyên bố một câu xanh rờn là cụ muốn khi trăm tuổi được về nằm cạnh cụ ông ở Thủ Đức, bên cạnh ngôi chùa Quảng Bình nổi tiếng có phần mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sau nhiều tháng hội họp giữa các con cụ Sáu, những thương lượng, yêu cầu, những bàn cãi... cuối cùng cụ Sáu được toại nguyện. Cậu Út sẽ lo phần nhà ở cơm nước. Tiền bạc chi tiêu sẽ được con cái đóng góp gửi về từng tháng. Cái tin cụ Sáu can đảm cắt cái rẹt tiền già tiền trẻ, thẻ y tế được truyền nhanh trong bạn bè bà con, từ làng trên Yorba Linda tới xóm dưới Anaheim ai ai cũng tỏ.
Có người cho là cụ Sáu có phước quá cỡ, được về sống những ngày hạnh phúc bên quê nhà. Có người cho là cụ Sáu gàn dỡ, không có cái đất nước nào mà săn sóc cho người già tốt như nước Mỹ, nhưng cụ Sáu thì cần gì. Cụ ăn uống có bao nhiêu? Miễn cụ được sống những ngày cuối đời bên cậu Út là cụ mãn nguyện rồi. Nàng dâu út đề nghị remodel căn gác lửng có đầy đủ: bồn tắm, vòi sen, nước nóng, nước lạnh, gạch men Ý, bàn ghế, tivi, máy lạnh rì rào ngày đêm sang trọng như khách sạn 4 sao rưỡi. Cô dâu út bảo là để cho cụ có chỗ riêng tư mà xem phim, tiếp bạn. Chỉ 40 triệu Việt Nam. Quá rẻ. Cụ Sáu gật đầu lia lịa ma rốc mốc ra cho việc remodel.
Khỏi nói là cụ Sáu vô cùng hoan hỉ. Buổi sáng cụ muốn ăn gì cũng có: bánh cuốn nóng hổi vừa thổi vừa ăn, phở Hiền Vương mở cửa đến 2 giờ khuya, phở gà đồi Hà Nội hấp lá chanh ngon gấp ngàn lần gà đi bộ 5 miles một giờ của chợ quận Cam. Cơm trưa cơm chiều quây quần những con cùng cháu khác hẳn những buổi sáng nhai bánh mì Lee để cả tuần trong tủ lạnh. Bên Cali, những buổi trưa chiều cơm nước đơn độc một mình.
Thỉnh thoảng lại được con, dâu hỏi han tận tình:
- Nào, hôm nay mẹ muốn ăn gì để con nấu?
- Nào, tuần này con sẽ đưa mẹ đi nghe nhạc ở cà phê vườn, có Tuấn Vũ, Hương Lan từ Cali về, mẹ có thích không?
Chao ôi, cụ Sáu như người đi trên mây. Cái tin cụ Sáu về Việt Nam ở luôn mà lại còn "sướng hơn tiên" đã tức tốc bay về Bộ tổng tham mưu của ba má nàng dâu út ở miệt "gà đen rổ vè" (Garden Grove). Bà sui gia của cụ Sáu như muốn nhảy lên trần nhà. Bà gào lên trong điện thoại. Bà phân tích phải trái. Bà răn đe để đi đến quyết định cuối cùng là phải làm thế nào để cụ Sáu trở về Cali. Bà gầm lên trên điện thoại như sư tử nhớ rừng: "Con ơi là con! Má đẻ ra con má cho con ăn cơm chứ có cho ăn c... đâu mà con ngu thế? Con muốn ôm show mẹ chồng già nua, chồng thì bệnh. Thằng chồng con má đã liệt vào loại 'không vinh quang' tức là không lao động được nữa, mà không lao động tức là sống ký sinh, mà ký sinh là gì con có hiểu không? Đó là ăn bám! Má không chấp thuận những người không lao động bước vào cửa nhà má...
Nói cho ngay, không phải riêng gì cậu Út được bà liệt vào hạng ký sinh, mà mấy đứa rể bên Mỹ bị thất nghiệp dài dài cũng đều cấm cửa. Tụi rể hè nhau ăn xong tiền thất nghiệp bèn trả thù câu ăn bám bằng cách ăn bám thiệt, đì mấy con gái rượu của bà đi làm te tua nuôi tụi rể ký sinh tối ngày đi đánh bi-da rồi vô Càphê Dĩ Vãng.
Một thời gian ngắn thôi cô dâu út được má và bộ chỉ huy quận Cam thôi thúc bèn làm một màn trở mặt. Nửa đêm cô gọi điện thoại qua Cali cho anh con cả:
- Anh về ngay mà đem mẹ về Cali. Em chịu hết nổi rồi. Cụ tưởng cụ là ai? Là chủ căn nhà này ư? Em xây dựng căn nhà này là để con cái em sống chung, để tụi em nương tựa con cái lúc về già ... (câu này nghe có lý quá, em muốn nương tựa con cái lúc về già vậy cụ Sáu này nương tựa vào ai đây ở đất Sài Gòn này?) Mà từ ngày mẹ về đây mẹ làm xáo trộn đời sống gia đình em, đến nỗi các con em muốn dọn ra riêng... Anh về ngay mà giải quyết.
Anh con cả xin phép nghỉ 5 ngày mua vé về đón cụ Sáu trở về Cali mà không phân trần phân quấy gì với cậu Út. Ở lại làm gì trong căn nhà quá to mà trái tim con người lại quá nhỏ bé hẹp hòi.
3. Qui (Mã) Cố Hương
Thế là cụ Sáu lại ... Châu về hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thế là cụ Sáu ngày qua ngày thơ thẩn trong khu vườn nhà anh con cả, đôi khi chạnh lòng vì tiếng gà gáy vọng lại từ miệt Yorba Linda, cái miệt chó ăn dog food, gà ăn chicken food, không có một bóng dáng người Việt nào quanh cụ.
Cụ Sáu chỉ còn làm bạn với ông Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Kỳ Duyên qua màn ảnh nhỏ. Chỉ tiếc một điều cụ nói cụ nghe, ông Ngạn nói ông Ngạn nghe vì điều cụ muốn hỏi đã không được trả lời:
- Ông có biết bao giờ tôi được gặp con trai út, con dâu út của tôi?
Đoạn kết của nhật ký cụ Sáu:
- Ngày ... Tháng ...
... Ô hay, tôi đang ở chốn nào mà đông đảo các cụ già quá vậy, người ngồi xe lăn, người chống gậy. Những khuôn mặt vô cảm, xa xăm... Có ai giúp tôi gọi một chiếc taxi đưa tôi về xóm nhà thờ Ba Chuông? "Cứ bấm chuông con trai tôi sẽ chạy ra mở cửa ngay..."
*
Cụ Sáu ráng nâng cánh tay lên. Cụ tự bảo mình phải cố lên cố lên, chỉ cần chiếc taxi. Nhưng ...
Một buổi sáng im lắng yên bình, có con nắng vàng rực bên ngoài khung cửa, có lũ phượng tím hăng hắc ven đường, có bầy sẻ ríu rít trên cành đinh lăng, có cụ Sáu chìm sâu vào giấc ngủ ngàn năm không mộng mị.
Một con hạc đã bay về trời.
Kim N.C
************
Cha mẹ và con cái.

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.
Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.
Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:
“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.
Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”
Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”
Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ


______________________________________





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm