Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Matthieu Ricard : Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh


NHƯ DÒNG THÁC CHẢY RA BIỂN ...

Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh

Tác giả Matthieu Ricard

(Plaidoyer pour le Bonheur)

Nguyễn Thượng Chánh chuyển ngữ

Chết tuy xa mà gần.

Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có thể tiên liệu trước được.

Khi giờ ra đi đã đến rồi thì không một lời lẽ nào có thể thuyết phục bắt nó phải chờ được, không một quyền lực nào đẩy lùi được nó, không có tiền của nào mua chuộc được, cũng như không có một sắc đẹp nào có thể quến nó được hết.

Như dòng thác chảy ra biển cả,

Như vầng nhật nguyệt khuất dần sau rặng núi hướng Tây,

Ngày cũng như dêm, thời gian và khoảnh khắc đều trốn đi,

Kiếp phù sinh dần dần trôi qua không tiếc nuối.

Comme le torrent qui court vers la mer,

Comme le soleil et la lune qui glissent vers les monts du couchant,

Comme les jours et les nuits, les heures, les instants qui s’enfuient,

La vie humaine s’écoule inexorablement.

(Padmasambhava, Đại sư Tây Tạng, người đã đem Phật giáo vào Tây Tạng vảo thế kỷ thứ 8-9. M.Ricard dịch).

Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn: một cái chết êm đềm là kết quả của một cuộc sống tốt đẹp.

Văn hào Victor Hugo đã từng nói: “Sống hạnh phúc thì chết vinh quang” (C’est le bonheur de vivre qui fait la gloire de mourir).

Hãy nhớ đến cái chết để trân quý mỗi giây phút trong cuộc sống hiện tại.

Làm sao đương đầu với cái chết mà không quay lưng lại với cuộc sống?

Làm sao nghĩ tới cái chết mà không thất vọng, không sợ hãi cũng như không cắt đứt hết tất cả mọi lạc thú và sung sướng trong đời?

Etty Hillesum có nói: “Loại bỏ cái chết ra khỏi cuộc đời, chúng ta không thể sống trọn vẹn được, còn chấp nhận cái chết trong lòng cuộc sống, sẽ mở rộng và phong phú hóa cuộc đời của chúng ta hơn.”

Bởi vậy, cách chúng ta tư duy đến cái chết của bản thân sẽ ảnh hưởng không ít đến phẩm chất của cuộc sống. Có người thì hốt hoảng, nhưng có người thì không màng quan tâm đến nó, và người khác thì ngắm nhìn cái chết như một thực thể không thể tránh khỏi. Thái độ nầy giúp chúng ta trân quý và tận hưởng giá trị mỗi giây phút đang trôi qua trong cuộc sống.

Cái chết nhắc nhỡ chúng ta phải quan tâm và tránh phung phí thời gian trong những cuộc vui chơi vô ích.

Mọi người đều bình đẳng trước cái chết, nhưng chúng ta khác nhau về thái độ và cách chuẩn bị giây phút lâm chung của chính mình.

Esther "Etty" Hillesum (15 January 1914 in Middelburg,Netherlands – 30 November 1943 in Auschwitz, Poland) was a young Jewish woman whose letters and diaries, kept between 1941 and 1943 describe life in Amsterdamduring the German occupation. They were published posthumously in 1981, before being translated into English in 1983.

Tốt hơn hết là chúng ta nên biết cách lợi dụng nỗi lo sợ trước cái chết hơn là có thái độ thờ ơ với nó.

Chúng ta không sống trong nỗi thù hằn với cái chết, nhưng vẫn phải ý thức về sự mong manh của kiếp nhân sinh. Chúng ta không nên thờ ơ nhưng phải biết trân quý thời gian còn lại trong phù sinh.

Cái chết thường đến bất ngờ mà không cần báo trước: đang có một sức khoẻ tốt, đang thưởng thức một bữa tiệc vui cùng bạn bè trong khung cảnh tuyệt vời, biết đâu đó có thể đó là lúc chúng ta đang sống những giây phút cuối cùng đời mình.

Chúng ta đành bỏ lại cho người thân, cuộc hàn huyên gián đoạn, dĩa thức ăn lở vỡ và những dự án chưa hoàn tất.

Không có gì để tiếc nuối hết?

Nếu biết lợi dụng tối đa tiềm năng phi thường mà sự sống đã mang đến cho mình, thì tại sao mình phải dày vò tiếc nuối làm chi trước cái chết.

Dù cho thời tiết có ưu đãi hay không đi nữa thì người nông dân nào đã cày, đã gieo mạ, đã chăm sóc và chu toàn vụ mùa rồi thì họ không có lý do gì phải tiếc nuối cả.

Chúng ta chỉ có thể tiếc nuối khi chúng ta chểnh mảng và thiếu sự quan tâm mà thôi.

Người nào biết lợi dụng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống để tự rèn luyện thành một người hoàn thiện hầu đóng góp vào hạnh phúc của tha nhân thì người đó có quyền được chết với tâm thanh tịnh.

Không còn gì cả

Cái chết cũng không khác hơn gì một ngọn lữa đã tắt liệm, một giọt nước tan thấm vào lòng đất khô cằn.

Nếu cuộc phiêu lưu không dừng nơi đây thì chết chỉ là một trạm trong hành trình mà thôi.

Như Phật giáo đã nói tâm thức của chúng ta đã từng sống và sẽ còn sống mãi trong vô số kiếp nữa.

Vậy khi gần đến phút lâm chung, sẽ không thích hợp nếu chúng ta âu lo là mình sẽ bị đau đớn hay không nhưng cần phải tự vấn là mình đã sẵn sàng chưa trước ngã rẽ quyết định nầy.

Trong tất cả mọi trường hợp, vào những tháng cuối cùng của cuộc đời chúng ta cần phải giữ cho tâm trạng được thanh tịnh hơn là rơi vào trong một trạng thái lo âu.

Tại sao chúng ta phải dày vò với ý tưởng là phải bỏ lại người thân, bỏ lại tài sản để rồi sống trong sự chán ghét thân xác mình?

Như Đại Sư Sogyal Rinpoché đã giải thích: “Chết tượng trưng cho sự hủy hoại tối thượng và không tránh khỏi của những gì chúng ta gắn bó nhất: đó là chính chúng ta.Bởi vậy những lời dạy về vô ngã (sans-égo) và bản chất của trí tuệ có thể giúp ích cho chúng ta.” (Đai Sư là tác giả của Tác phẩm nổi tiếng Tạng Thư Sống Chết).

Khi đến giờ phút sắp ra đi, chúng ta cần phải giữ cho tâm được thanh tịnh, vị tha và buông xả. Như thế chúng ta tránh được sự dày vò tinh thần và thể xác./.

“La mort représente l’ultime et inévitable destruction de ce à quoi nous sommes le plus attaché:nous même.On voit donc à quel point les enseignements sur le sans égo et la nature de l’esprit peuvent aider. Il convient donc, à l’approche de la mort, d’adopter une attitude sereine, altruiste, sans attachement. On évite ainsi de faire de la mort une torture mentale autant qu’une épreuve physique”.

Hạnh phúc & Khoái lạc: Sự nhầm lẫn lớn

Nhầm lẫn phổ biến nhất là lẫn lộn giữa khoái lạc và hạnh phúc. Ngạn ngữ Ấn Độ đã nói: khoái lạc “chỉ là cái bóng của hạnh phúc mà thôi.” Nó được tạo ra bởi những kích thích dễ chịu về mặt xúc cảm,thẩm mỹ hoặc trí tuệ. Trải nghiệm khoái cảm tan dần phụ thuộc vào các tình huống, nơi chốn cũng như những khoảnh khắc đặc biệt. Bản chất của nó là thất thường và cảm xúc nó gợi lên nhanh chóng trở thành bình thường hoặc khó chịu. Cũng như vậy, sự lặp đi lặp lại thường làm người ta thấy nhạt nhẽo, chóng chán, thậm chí ghê tởm, cũng như nếm một món ăn ngon khiến ta thích thú, nhưng nó lại làm ta thờ ơ một khi đã được chén no nê, và nếu cứ tiếp tục ăn nữa thì cảm giác buồn nôn sẽ xuất hiện. Cũng vậy đối với một lò sưởi: khi đang tím tái vì rét thì được sưởi ấm quả là sung sướng, rồi sau đó lại phải tránh xa ra vì nếu không sẽ bị bỏng rát.

Càng hưởng thụ thì khoái lạc càng cạn dần, giống như một cây nến đang cháy. Hầu như bao giờ nó cũng gắn liền với một hành động và đương nhiên dẫn tới tâm trạng chán chường, đơn giản bởi cứ lặp đi lặp lại. Say sưa nghe một khúc dạo của nhạc sĩ thiên tài Bach đòi hỏi phải tập trung, nhưng không thể cứ tập trung tư tưởng mãi được, dù không phải cao độ. Đến một lúc nào đó, người ta sẽ mỏi mệt và cái thú nghe nhạc sẽ biến mất. Nếu bắt ta ngày nào cũng phải nghe, điều đó sẽ trở thành không thể chịu nổi.

Vả lại, khoái lạc là một kinh nghiệm cá nhân, chủ yếu tập trung vào bản thân, và vì thế, nó dễ dàng được gắn với những tật xấu của thói vị ngã và mâu thuẫn với tâm trạng an lạc của người khác. Người ta cũng có thể cảm thấy thú vị khi gây phương hại cho người khác, nhưng không thể có được hạnh phúc từ việc làm đó. Khoái lạc có thể đồng nghĩa với độc ác, bạo lực, ngạo mạn, tham lam và những trạng thái tâm thức khác, xung khắc với hạnh phúc thực sự. Barbey d’Aurevilly đã viết: “Khoái lạc là hạnh phúc của những kẻ mất trí, còn an lạc (hay hạnh phúc) là cảm khoái của những bậc thông thái.” Một số kẻ tìm thấy khoái lạc trong việc trả thù và tra tấn. Những hành vi như vậy chỉ có thể đem lại một khoái cảm vô đạo đức và nhất thời cho một kẻ điên khùng. Nhưng điều không thể tưởng tượng được là tìm thấy nguồn an lạc lâu dài trong nỗi khổ đau giáng xuống người khác. Một kẻ tra tấn hoặc một tên bạo chúa có thể sung sướng khi trừng trị những nạn nhân của mình bằng bạo lực, nhưng nếu hắn chịu khó nhìn sâu vào nội tâm, thử hỏi hắn có thấy thanh thản chút nào không? Ai cũng biết Hun Sen, nhà lãnh đạo độc tài của Căm-pu-chia sống trong nỗi lo sợ, co mình lại, luôn phải có lính gác bảo vệ như bao nhiêu những kẻ độc tài khác.

Cũng tương tự như thế khi một doanh nhân đắc chí trước sự phá sản của người cạnh tranh với mình, khi một tên trộm hí hửng chiêm ngưỡng thỏi vàng vừa mới cướp được, khi khán giả bốc lửa trước cảnh hạ thủ bò tót; song đó chỉ là những trạng thái phấn khích thoáng qua, đôi khi bệnh hoạn, hệt như những lúc khoan khoái ngất ngây, chẳng có gì giống với hạnh phúc.

Một ví dụ khác về khoái cảm là sôi sục đi tìm những thú vui xác thịt, một sự tìm kiếm máy móc, điều này luôn kèm theo sự ám ảnh, thèm khát, lo âu và rốt cuộc là cảm giác chán chường. Thông thường, khoái cảm không mang lại những hứa hẹn. Nhà thơ Robert Burns người Xcốt-len đã nói:

“Khoái cảm cũng giống như những bông hoa mỹ nhân

Vừa mới được cảm nhận thì đã bị hủy hoại;

Giống như những bông tuyết rơi xuống dòng suối

Biến thành một gợn trắng rồi vĩnh viến tan đi.”

Ấy vậy mà chúng ta vẫn thích những khoái cảm với những hậu quả của nó hơn là được hưởng một niềm hạnh phúc lâu dài.

Ngược lại với khoái cảm, hạnh phúc nảy sinh từ nội tâm. Nó có thể chịu ảnh hưởng của những tình huống bên ngoài, nhưng không bị chúng áp đặt. Nó kéo dài và phát triển chừng nào con người còn kinh nghiệm được nó, chứ không bị chuyển hóa thành điều đối lập với nó. Nó tạo ra một cảm giác sung mãn và, theo thời gian, trở thành một nét cơ bản trong tâm tính chúng ta.

Hạnh phúc không gắn liền với hành động, đó là một “trạng thái sinh tồn”, một sự cân bằng sâu sắc về phương diện tình cảm có được nhờ hiểu biết tinh tế về cách vận hành của tâm thức. Các khoái cảm bình thưởng nảy sinh khi tiếp xúc với những vật mang lại cảm giác dễ chịu và biến mất ngay khi hết tiếp xúc; trong khi đó, an lạc vẫn luôn luôn được cảm nhận chừng nào còn người vẫn còn sống hài hòa với bản chất chân thật của mình. Tố chất của trạng thái an lạc là lòng vị tha tỏa rạng ra bên ngoài thay vì chỉ tập trung vào bản thân mình. Người sống an lạc với chính mình tự nhiên sẽ góp phần mang lại bình yên cho gia đình, cho hàng xóm láng giềng, cho quê hương và nếu hoàn cảnh đưa đẩy, cho đất nước và cho cả thể giới. Bằng sự tỏa sáng tâm linh, bằng trạng thái thanh tịnh và sung mãn của mình, nhà minh triết và người an lạc khiến cho xã hội nơi họ sống đương nhiên được hạnh phúc dễ dàng. Theo Alain: “Nhắc đi nhắc lại điều này vẫn chưa đủ: điều tốt lành nhất mà chúng ta có thể làm được cho những người yêu thương của mình là trở thành người hạnh phúc.”

Tóm lại, ta lấy lại lời kết của nhà viết tiểu luận Christian Boiron như sau: “Không có mối liên hệ trực tiếp giữa khoái cảm và an lạc. Thú vui có một gia đình, một mái ấm, ham thích được ngường mộ, giàu sang, hài lòng vì được khỏe mạnh, vì sống có đôi, thú ăn ngon, vui vì có công ăn việc làm, khoái vì được nhàn rỗi, được vùng vẫy giữa biển khơi, được phơi nắng trên bãi cát…, tất cả những niềm vui và sở thích đó chắc chắn là dễ chịu, song chúng không làm nên và không phải là hạnh phúc. Tóm lại, hạnh phúc được định nghĩa như là cảm giác sung mãn có được khi không bị thúc bách thường xuyên. Người ta có thể ốm đau hoặc ngay cả lúc lâm chung mà vẫn hạnh phúc, có thể nghèo, xấu xí mà vẫn hạnh phúc […] Khoái cảm và an lạc là những cảm nhận có tính chất tự nhiên, ở các mức độ khác nhau.”

Sự phân biệt giữa khoái cảm và an lạc không bao hàm ý không được tìm kiếm những cảm giác dễ chịu. Chẳng có lý do gì để không ngắm một phong cảnh tuyệt đẹp, để khước từ một món ăn ngon miệng, để không thưởng thức hương thơm của một đóa hồng hay cảm giác dịu dàng của một cái vuốt ve hoặc một âm thanh du dương, cốt là chúng ta không làm chúng ta bị tha hóa. Nhà hiền triết Ấn Độ Tilopa của đạo Phật ở thế kỷ IX đã nói: “Sự vật không trói buộc ta, nhưng ta lại bám chấp vào chúng.” Khoái cảm chỉ trở thành chướng ngại một khi chúng làm cho tâm trí ta bị mất thăng bằng, khiến ta bị ám ảnh do yêu thích hoặc ghét bỏ những gì cản trở khoái cảm. Như vậy, chúng hoàn toàn ngược lại với trải nghiệm về trạng thái an lạc. Ở chương sau, chúng ta sẽ thấy cách giải thích về việc người ta có thể thèm muốn một thứ gì đó dù không thích, hoặc thích thứ đó mà không thèm muốn theo sinh lý học của não bộ.

Tuy khác hạnh phúc về bản chất, nhưng không phải vì thế mà lạc thú lại trở thành kẻ thù của nó. Mọi thứ đều phụ thuộc vào cách thức trải nghệm lạc thú. Lạc thú gân chướng ngại cho hạnh phúc khi nó cản trở tự do nội tâm; còn nó tô điểm cho hạnh phúc chứ không làm lu mờ khi ta kinh nghiệm lạc thú với tự do nội tâm trọn vẹn. Một trải nghiệm về cảm giác dễ chịu, dù là thấy, nghe, chạm, ngửi, nếm, chỉ làm mất đi trạng thái an lạc khi nó nhuốm màu bám chấp và làm nảy sinh lòng thèm khát và lệ thuộc. Lạc thú trở thành đối tượng bị nghi ngờ ngay khi nó đẻ ra nhu cầu đòi lặp đi lặp lại, không biết đủ.

Trái lại, nếu trải nghiệm trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại như một con chim bay ngang bầu trời mà không để lại dấu vết thì lạc thú sẽ không làm phát khởi bất cứ một cơ chế chấp thủ, lệ thuộc mệt mỏi và vọng tưởng nào; đây là những thứ thường kèm theo sự định hình về những thú vui xác thịt. Buông xả- chúng ta sẽ nói lại ở phần sau- không phải là chối bỏ, mà là tự do thắng thế khi ta thôi bám víu vào chính những nguyên nhân gây ra khổ đau. Trong một tâm thái bình an, trí tuệ minh mẫn, lạc thú sẽ không che mờ hạnh phúc. Vì vậy, nó không phải là không thể thiếu được, nhưng nếu có, nó cũng không đáng lo ngại.



_______________________________





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm