Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

NHÀ THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG





Tiểu sử:

VŨ HOÀNG CHƯƠNG

Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới ở Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Thơ ông sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán tại gia đình, học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 vào học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.

Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.

Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập Ban kịch Hà Nội cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn và gặp gỡ Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng, thành hôn năm 1944.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, về Nam Định, diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, đi tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến, ruồng bắt cả nhà, hồi cư về Hà Nội, dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.

Năm 1954, Vũ Hoàng Chương vào Sài Gòn, tiếp tục dạy học và sáng tác.

Năm 1959 được giải thưởng toàn quốc của chính quyền Việt Nam cộng hòa về tập thơ Hoa đăng. Trong năm này tham dự Hội nghị thi ca quốc tế tại Bỉ.

Năm 1964 tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok. Năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, lại tham dự Hội nghị Văn bút quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.

1969-1973 là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam thuộc Việt Nam Cộng hòa. Năm 1972 đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị chính quyền giải phóng bắt tạm giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà một thời gian ngắn thì mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Thơ của ông hoài cổ, giàu chất nhạc nhưng chưa hề được phổ nhạc, cho dù là thơ về tình yêu mang đầy đủ các nét vui buồn thắm thiết, lời thơ hoa mỹ, trau chuốt, óng ả, những chuyện tình tiếc nuối thiên thu, sầu cổ mộ.... Hầu hết các thi sĩ tiền chiến cùng thời với ông đều có thơ được phổ nhạc:

Lưu trọng Lư (Hoa rụng ven sông, Vần thơ sầu rụng), Hồ Dzếnh (Chiều), Huy Cận (Ngậm ngùi), Thế Lữ (Tiếng sáo thiên thai). Nhất là Nguyễn Bính, người bạn thơ thân thiết nhất của ông (Cô lái đò, thời trước, chân quê). Và đến cả những thi sĩ trong kháng chiến cùng thời với ông như Hòang Cầm (Bên kia sông Đuống, Lá diêu bông), Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây), Hữu Loan (Màu tím hoa sim)...

Thậm chí các thi sĩ trước thời của ông như Tản Đà (Thề non nước), Nguyễn nhược Pháp (Đi chùa Hương) . ...Ngay cả như Hồ xuân hương cũng được lấy ý thơ để sáng tác nhạc ( Đánh cờ người, Đèo Ba Dội).

Riêng nhạc sĩ Phạm Duy tuy đã phổ nhạc rất nhiều thơ của các thi sĩ tiền chiến, và cũng có chút mối giao tình, đồng cảnh ngộ với ông (cùng vào kháng chiến, bỏ về thành, rồi di cư vào Nam, lấy thi ca làm lẽ sống...) cũng chưa từng có một cố gắng hoặc lưu tâm nào đó để phổ nhạc thơ ông !

Vậy thì phải chăng thơ của ông tuy thật hay nhưng mà khó phổ nhạc, hay các nhạc sĩ không đủ khả năng, hoặc không có can đảm, không có gợi hứng để diễn tả ý thơ bằng những nốt nhạc ? Đó là một câu hỏi mà đến giờ, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời thỏa ý !

Một nét đặc biệt khác là rất khó sắp xếp ông vào lọai nhà thơ theo thế hệ, khuynh hướng nào – Tây học, nhưng rất giỏi và thích làm thơ chữ Hán (như nhà thơ hiện thời Huyền Thanh Lữ Lê Hoà định cư Đức); Thơ viết theo thể thơ mới, nhưng mang nhiều sắc nét Đông Phương nên dù ông lớn lên giữa cao trào thơ mới nhưng thơ của ông được đánh giá là tiếng thở dài của Phương Đông trầm mặc vì sử dụng hoặc dựa vào rất nhiều điển tích cũ; Nổi tiếng về thơ tình, nhưng cũng làm rất nhiều thơ về lịch sử (Bài ca Sát Đát, kể chuyện thời nhà Trần phá tan quân Mông Cổ; Bài ca Bình Bắc, kể chuyện Xuân chiến thắng của vua Quang Trung... ), thơ về các hiện tình thế sự, ưu tư với những thăng trầm của đất nước (biến cố đất nước qua phân, ngọn lửa đấu tranh của Phật giáo 1963, ...). Có thể nói ông là chứng nhân lịch sử. Trong thơ ông đều có ghi lại những biến động lịch sử suốt từ 1945 cho đến cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, được chấm dứt vào năm 1975.

Một nét đặc biệt khác về con người và thi phẩm của Vũ Hòang Chương là có thể nói rằng, ông là thi sĩ (người duy nhất của Văn bút VN thời ấy) có tác phẩm được chọn và dịch sang ngọai ngữ - tiếng Anh, tiếng Pháp (từ 1960) rồi tiếng Đức (1966); Và đã được nhiều bạn văn thi sĩ ngọai quốc đề cử vào giải thưởng Nobel văn chương trong những năm giữa thập niên 1960.

Tên thật: Vũ Hoàng Chương

Sinh năm: 1916

Mất năm: 1976

Bút danh: Vũ Hoàng Chương

Nơi sinh: Nam Định


Các tác phẩm:

ê Cưới >> Chi tiết

ê Thơ say, (1940) >> Chi tiết

ê Lại say >> Chi tiết

ê Mây (1943) >> Chi tiết

ê Thơ lửa (1947)

ê Rừng phong (1954)

ê Lo lắng >> Chi tiết

ê Mùa >> Chi tiết

ê Hoa đăng (1959)

ê Cảm thông (1960)

ê Ta đợi em từ ba mươi năm (1971)

ê Yêu >> Chi tiết

ê Tâm sự kẻ sang Tần (1961)

ê Trời một phương (1962)

ê Lửa từ bi (1963)



Giới thiệu tác phẩm:

Ðời vắng em rồi

Sóng dậy đìu hiu biển dấy sầu
Lênh đênh thương nhớ giạt trời Âu
Thôi rồi - tay nắm tay lần cuối
Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau.
Trai lỡ phong vân gái lỡ tình
Này đêm tri ngộ xót điêu linh
Niềm quê sực thức lòng quan ải
Giây phút dừng chân cuộc viễn trình
Tóc xõa tơ vàng nệm gối nhung
Ðây chiều hương ngát lả hoa dung
Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo
Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng.
Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay
Buồn mưa trăng lạnh nắng hoa gầy
Nắng mưa đã trải tình nhân thế
Lưu lạc sầu chung một hướng say
Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai
Ra đi chẳng hứa một ngày mai
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Ðời vắng em rồi say với ai
Phương Âu mờ mịt lối quê nàng
Trăng nước âm thầm vạn dặm tang
Ghé bến nào đây người hải ngoại
Chiều sương mặt bể có mơ màng.
Tuyết xuống phương nào lạnh lắm không
Mà đây lòng trắng một mùa đông
Tương tư nối đuốc thâu canh đợi
Thoảng gió trà mi động mấy bông.

Chén rượu đôi đường

Đáy sông chìm tiếng sóng
Lời gió ngủ trên cao
Quanh thuyền ngơ ngác bày sao
Nàng trăng còn mãi nơi nào se duyên!

Nhưng đêm nay dịu quá,
Không trăng có hề chi
Say sưa tràn miệng cốc
Cùng nâng, hãy uống đi!
Trùng lai đâu dễ hẹn kỳ,
Đò ngang một chuyến chắc gì mai sau!

Tối nay còn họp mặt,
Ngày mai đã cách xa.
Vàng xanh thay sắc cỏ,
Tươi úa đổi màu hoa.
Đường trần muôn vạn ngã ba,
Nhớ nhung muốn gặp biết là có nên.

Giờ đây chia đôi ngả,
Sông nước càng tiêu sơ.
Hồn men cay như quế,
Hồn men đắng như mơ.
Đắng cay này chén tiễn đưa,
Uống đi, uống để say sưa ngập lòng.

Cạn đi! và lại cạn!
Say rồi gắng thêm say!
Bao nhiêu mơ mà đắng?
Bao nhiêu quế mà cay?
Đắng cay chút xuống bàn tay
Nắm tay lần chót, thuyền quay mũi rồi.

Thuyền anh đi thôi nhé,
Xa nhau dần xa nhau.
Tôi về trên lưng rượu,
Đến đâu thì đến đâu.
Có ai say để quên sầu?
Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn.

Say đi em

Khúc nhạc hồng êm ái
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Đôi người gió sương,

Đầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương.
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo!
Hồn ngã lâu rồi nhưng chân còn dẻo
Lòng chót nghiêng mà bước vẫn du dương.
Lòng nghiêng tràn hết yêu đương
Bước chân còn nhịp Nghê thường lẳng lơ.

Ánh đèn tha thướt
Lưng mềm não nuột dáng tơ
Hàng chân lả lướt
Đê mê, hồn gửi cánh tay hờ.

Âm ba gờn gợn nhỏ,
Ánh sáng phai phai dần...
Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân,
Lui đôi vai, tiến đôi chân;
Riết đôi tay, ngả đôi thân,
Sàn gỗ trưon chập chừm như biển gió.
Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ,
Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta!

Cổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa.
Tay mềm mại, bước còn chưa chếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê ly, chưa cùng trời Phóng đãng
Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men.

Say đi em! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn,
Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa và quên quên hết!

Ta quá say rồi!
Sắc ngã màu trôi...
Gian phòng không đứng vững,
Có ai ghì hư ảnh sát kề môi?

Chân rã rời
Quay cuồng chi được nữa,
Gối mỏi gần rơi!
Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời,
Nhưng em ơi,
Đất trời nghiêng ngửa

Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa,
Thành sầu không sụp đổ em ơi!






CHỢ CHIỀU

Nắng phai để mộng tàn lây
Tình đi cho gió sương dầy quán không
Chợ tan ngàn nẻo cô phòng
Sầu dâng bàn bạc cánh đồng tịch liêu
Hồn đương lắng bước chân chiều
Đâu đây nỗi nhớ niềm yêu bời bời

Mong manh tình đã rụng rồi
Tơ vương còn thắt tim người chia ly
Áo thêu chăn gấm ngày đi
Lều không quán bỏ hồn si chợ tàn
Chiều lên từ thuở lìa tan
Nắng ơi lạnh lẽo muôn vàn đuốc hoa
Hôm hôm cánh rụng lầu ngà

Một mùa ly biệt đã già nhớ thương
Xiết bao tươi thắm ven đường
Thờ ơ chẳng chút dừng cương mấy chiều
Ai ân sắc lợt bình xiêu
Song song chiều cũ nay chiều lẻ đôi
Hoàng hôn là xứ chia phôi
Vắng tanh quán chợ vài ngôi lạnh lùng.

QUÊN

Đã hẹn với em rồi ; không tưởng tiếc
Quãng đời xưa, không than khóc gì đâu !
Hãy buông lại gần đây làn tóc biếc,
Sát gần đây, gần nữa, cặp môi nâu .

Đêm nay lạnh, tìm em trên gác tối,
Trong tay em dâng cả tháng năm thừa,
Có lẽ đâu tâm linh còn trọn lối
Để đi về Cay Đắng những thu xưa .

Trên nẻo ấy, tơi bời, - anh đã biết -
Những tình phai duyên úa, mộng tan tành .
Trên nẻo ấy, sẽ từ muôn đáy huyệt,
Ái ân xưa vùng dậy níu chân anh .

Không, em ạ, không còn can đảm nữa,
Không ! Nguồn yêu, suối lệ cũng khô rồi,
Em hãy đốt dùm anh trong mắt lửa
Chút ưu tư còn sót lại đôi môi ...

Hãy buông lại gần đây làn tóc rối,
Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên,
Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói,
Đưa hồn say về tận cuối trời Quên .


ĐỜI TÀN TRONG NGÕ HẸP

Gối vải mộng phong hầu
Vàng son mờ gác xép,
Bừng tỉnh mưa còn mau,
Chiều tàn trong ngõ hẹp.

Mưa lùa gian gác xép,
Ngày trắng theo nhau qua.
Lá rơi đầy ngõ hẹp:
Đời hiu hiu xế tà.

Ôi! ta đã làm chi đời ta ?
Ai đã làm chi lòng ta ?
Cho đời tàn tạ lòng băng giá
Sương mong manh quạnh chớm thu già.

Mải mê theo sự nghiệp,
Quá trớn, lỡ giàu sang;
Mưa rơi, chiều ngõ hẹp,
Lá vàng bay ngổn ngang...

Dìu vương nhau mươi chiếc lá khô vàng,
Xuân đời chưa hưởng kịp,
Mây mùa thu đã sang.

Giấc hồ nghe phấp phới
Cờ biển nhìn mơ màng,
Đường hoa son phấn đợi,
áo gấm về xênh xang...

Chập chờn kim ốc giai nhân...
Gió lạnh đưa vèo,
Khoa danh trên gối rụng tàn theo!
Nao nao đàn sáo phai dần...

Hạnh phúc tàn theo,
Nửa gối thê nhi lá rụng vèo!
Song hồ lơ lửng khép,
Giường chiếu ấm hơi mưa;

Chiêm bao mờ thoáng hương thừa,
Tan rồi mộng đẹp,
Ôi thời xưa!

Ta đã làm chi đời ta xưa?
Ta đã dùng chi đời ta chưa?

Thiên thu? ngờ sự nghiệp!
Chiều mưa rồi đêm mưa;

Gió lùa gian gác xép,
Đời tàn trong ngõ hẹp.


ĐỜI CÒN CHI

Cha mẹ khuất đi lạnh hương khói
Một chị một em sầu má hồng,
Khuya sớm cô dơn giọt lệ tủi,
Ấu thơ đã trêu gì hoá công?

Thân còn nhờ vả, nói chi phận,
Nhắm mắt vui đâu tình với duyên!
Một sớm thu tàn chị lẳng lặng,
Bước xuống đò ngang không chọn thuyền.

Chị đi lấy chồng, một em khóc,
Bơ vơ đã dễ nào yên thân,
Nay đó mai đây bọt theo sóng,
Đổi nơi nương tựa mấy mươi lần

Tan tác hoa khô rụng đầy nẻo,
Thu sang... Trăng lạnh mờ đêm sương
Ôi lòng giá băng ngày tháng héo!
Ai xót đời em, ai tiếc thương?

Nhưng chàng đã tới một chiều đẹp,
Rủ rỉ bên tai lời ái ân;
Lan nở hang sâu nụ vẫn khép,
Hồn trinh phong kín trao tay chàng.

Những tưởng yêu thương đến chọn kiếp.
Mong sẽ trăm năm cùng bạc đầu,
Nhờ chàng an ủi nỗi đơn chiếc,
Tấm thân trôi dạt từ bao lâu.

Ai ngờ giữa lúc lửa hương đượm,
Tình em thắm thiết gần si mê,
Tiếng gọi phồn hoa một buổi sớm,
Đã cuốn chàng đi chẳng trả về.

Chàng còn lưu luyến cuộc đời cũ.
Lòng gửi trăm nơi ngàn chốn yêu
Dẵm lên thề thốt mặc riêng khổ,
Mình em vò võ sầu cô liêu.

Thư chàng không lại cuối rằng thẳm.
Chàng nhớ gì đâu người xa xôi,
Đời em còn có một tia sáng
Chàng đã dang tay dập tắt rồi.

Mưa ngâu chiều nay càng nặng giọt,
Em không còn lệ chung khóc than,
Người khóc biệt ly khóc xum họp,
Em khóc tình phai khóc mộng tàn.

Thôi hết chờ mong, thôi hạnh phúc!
Ai dễ tìm vui trong lãng quên?
Từ nay sống để nhớ ngày cũ,
Chàng đã bỏ em đời hết duyên.

Họ hàng không phải cưỡng ép nữa,
Lấy ai em cũng sẵn lòng đi,
Từ nay sống để gợi ngày chết,
Chàng đã bỏ em đời còn chi?

Cha mẹ không còn để phụng dưỡng
Chị gái theo chồng thân đã yên,
Thương kiếp long đong từ tấm bé,
Giọt tủi rừng sâu riêng khóc em.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm