Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Thơ: Chùm Hoa Phượng (...xưa)














Cùng các bạn,

Bài thơ này thiên hạ chuyển cùng nhau xem trên mạng, nhưng không thấy tên tác giả, mình cũng làm "ăn trộm" y như vậy. Xin lỗi tác giả vậy.

Chùm Hoa Phượng


https://lh5.googleusercontent.com/-ECFtDJZdnnw/Ti5EuKwWRyI/AAAAAAAAB00/xLufy_Qaii0/spvl_phuong_1.jpg
Em mới hái tặng anh chùm hoa Phượng
Bảo anh rằng tình nồng thắm đôi ta
Mùa cốm hồng , dăm tháng nữa không xa
Là lễ hỏi của nhà trai sắp xếp !

https://lh5.googleusercontent.com/-gTWY1bVoa8U/Ti5Eur-s_MI/AAAAAAAAB00/-V9QDQq8BOU/s512/spvl_phuong_2.jpg
Em e lệ , thẹn thùng trông càng đẹp
Mẹ bảo ra chào hai họ gái , trai
Anh ngồi nhìn em một cái nhìn dài
Gớm nhìn em sao mà nhìn kỹ thế ?
https://lh4.googleusercontent.com/-1WaCgl4JOYo/Ti5EujD3mjI/AAAAAAAAB00/Jb7UgOLZ8rc/spvl_phuong_3.jpg
Chiếc răng khểnh làm nụ cười không tệ
Đôi môi son dù em chẳng em trầu
Cả tấm thân anh muốn ngắm giờ lâu
Cho bõ những buổi chiều sao nhung nhớ !
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjnhc9Y_o7IaBG512Q2Vgv28uTmlhlUA7mTq-MG1bLdGssK8lqByItM19u8wA8dnJRDaaAJ8hfCYSJLocK0zu1mbsH3p5Nys6qjKOezk1diThGWq4k56sWXzYU3dUPUud6qLhfds_Jkmx1o/s512/spvl_phuong_4.jpg
Tháng mười đến , mùa cưới hỏi nở rộ
Ngày đẹp trời nhà trai đến đón dâu
Em tôi xinh bên cạnh chú rể “ ngầu
Có tân học , nay mai làm thầy giáo !
https://lh4.googleusercontent.com/-U7NEqHQtMLw/Ti5Evb2sSVI/AAAAAAAAB00/WKVwGf6mon8/s512/spvl_phuong_5.jpg
Thời gian trôi , cả đàn con , đàn cháu
Anh với em nay đã quá bảy mươi
Vẫn yêu nhau , vẫn gắn bó , yêu đời
Muôn hạnh phúc từ mùa hồng cốm đó !
https://lh4.googleusercontent.com/-6vOBxpcVuz4/Ti5EvhszRXI/AAAAAAAAB00/X1t9E9Ek4yM/s512/spvl_phuong_6.jpg
Chùm hoa Phượng em trao , anh bỏ rọ
Lâu ngày khô , nhưng vẫn lấy ra coi
Cùng bài Thơ anh cũng đã học đòi
Làm tặng em mở đầu mùa Phượng vĩ !
https://lh5.googleusercontent.com/-9xuP4a6Eb28/Ti5EwHpKvTI/AAAAAAAAB00/A0UjWy3X0D0/s512/spvl_phuong_7.jpg

Mỗi mùa hoa Phượng nở
Tôi cũng nhớ năm xưa
Cùng đám bạn vui đùa
Công kênh nhau trèo hái
Làm quà dụ con gái
Mấy chùm Phượng thật to
Em nào cưng mới cho
Ép đầy trong sách vở

Từ ngày tôi lấy vợ
Thấy Phượng nở , kệ hoa !
Đừng dại hái vào nhà
Bị chê là ... trò rởm !!
Còn nếu như lẩm cẩm
Tìm sách ... ngắm hoa khô
Thì sinh chuyện càng to
Tha hồ nghe ... " đài lạ " !!!

Người già


Tôi có người bạn Mỹ.
Hơn10 năm trước, nó kễ chuyện Cha nó nói với nó:
"When I become a burden to you, shoot me."
Cách đây vài năm, nó đưa cha nó vào nursing home.
Cha nó nói với nó:
"Don't worry about me, good bye."
Ông ấy nhịn ăn, nhịn uống và ra đi trong 1 tuần lễ.
Đáng phục người có nghị lực.
AD
******
"When I become a burden to you, shoot me." Khi tôi trở thành một gánh nặng cho bạn, bắn tôi

"Don't worry about me, good bye."Đừng lo lắng về tôi, tốt bye

Tác giả, cựu giáo sinh sư phạm Qui Nhơn khoá 10, cư dân Anaheim, California, đã góp nhiều bài đặc biệt và đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Kim N.C. Sau đây là bài mới của bà.
1. Giấc Mơ Thượng Thọ
Cụ Sáu vốn sinh ra trong thời loạn lạc ở tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, nên ngày sinh tháng đẻ không có gì là chính xác. Thuở nhỏ cụ Sáu chỉ nghe các bậc cô dì nói con bé này đã tuổi Ngọ mà lại còn Canh nữa thì chỉ có mà chạy xa như ngựa "Canh cô Mậu quả", ý nói, đời cụ sẽ cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Cụ ông mất đã lâu. Sau 75, mấy đứa con lớn vượt biên đi Mỹ, cụ ở lại sống với cậu Út. Khi làm giấy tờ định cư ở Mỹ, cậu Út phải lấy cái ngày "cắt tóc phi dê" (tức là ngày cưới của hai cụ rơi vào ngày lễ Quốc Khánh Pháp Quatoze Juillet) làm ngày sinh nhật cho cụ đặng làm giấy tờ, chứ Mỹ họ đâu có quan tâm gì đến cái tuổi Canh Ngọ. Thế là trải qua 60 năm cuộc đời theo cuộc sống công chức của cụ ông, cụ Sáu trôi nổi từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Sài Gòn, đã đến ngày cụ phải từ giã quê nhà. Ngày ra phi trường, cô dâu út ôm cụ sướt mướt khóc mà rằng: "Mẹ ơi, con thương mẹ nhất đời..."
Hai mươi năm thời gian qua như bay trên đất Mỹ, cụ chỉ ao ước có một lễ Thượng Thọ cho mát mày mát mặt.
Hàng năm cụ vẫn đi về Sài Gòn thăm cậu Út. Những chuyến đi 29 ngày làm cụ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, nhất là cách đây mấy năm cậu Út bị bạo bệnh may mà qua khỏi. Tuy nhiên sức lao động đã không còn. Cụ lại còn ao ước thêm một điều là được về sống cạnh cậu Út để săn sóc cho đứa con cùng tuổi Ngọ với cụ.
Sinh nhật thứ 80 của cụ, mấy người con bên Mỹ đưa cụ Sáu về Sài Gòn để làm lễ Thượng Thọ cho cụ như mong ước. Chao ôi, có nằm mơ cũng không thể tưởng được. Cụ mặc áo gấm xanh mà cô dâu út đi du lịch bên Hàn Châu mua biếu. Cụ ngồi trên ghế bành được đặt giữa sân khấu trong một nhà hàng 5 sao, con cháu xúm xít chung quanh, máy ảnh lóe sáng tứ bề, có cả các ca sĩ quen biết hát hò ca tụng. Một nhân vật MC có tiếng tăm lên ca tụng cô dâu út của cụ Sáu là một người tài sắc vẹn toàn yêu mẹ chồng, yêu chồng hiếm có trên cõi đời ô trọc này.
Rồi cái cảnh cô dâu út ôm mẹ chồng, rươm rướm nước mắt mà rằng: "Con mừng lễ Thượng Thọ mẹ, con chúc mẹ sống lâu trăm tuổi. Con yêu mẹ nhất đời..." Chao ôi, nghe mà mát cả ruột gan. Mấy cô dâu lớn ở bên Mỹ đã lâu nên không có tình cảm ướt át như cô dâu út, nên cụ Sáu không hề dấu diếm cái tình cảm cụ dành riêng cho nàng dâu này. Dù gì đi nữa cậu Út của cụ đã lấy cô dâu út từ thuở hàn vi, từ thuở cô là single mom nuôi con. Cậu Út vì yêu cô mà đã tự nhiên yêu thương con của cô mà không tính toán. Nay nhờ ơn Trời, cậu Út và vợ đã ăn nên làm ra, nhà cao cửa rộng, không đại gia thì cũng trung gia...
Cụ Sáu vô cùng mãn nguyện về cảnh nhà sung túc hạnh phúc của cậu Út, vô cùng mãn nguyện về cái lễ Thượng thọ như mơ ước. The dream come true.
Cụ Sáu hân hoan quay về Mỹ với cuốn Album dầy cộm mừng lễ Thượng Thọ mà cụ thích nhất tấm hình cô dâu út ôm cụ khóc ròng vì cảm động.
2. Giấc Mơ Hồi Hương
Cụ Sáu đi thăm cụ Anh mới được con cái đưa vào nhà dưỡng lão ở Garden Grove sau khi cụ Anh bị đột quị tháng trước. Buổi trưa nắng gắt, mùi thuốc sát trùng, mùi thức ăn xông lên quyện thành một thứ mùi rất khó chịu. Có những cụ già Việt Nam không thể tự túc ăn được thì sẽ có cô y tá đeo yếm vào như em bé. Cô sẽ đút thức ăn cho một lúc 3 cụ già, nhìn y như cảnh ăn trưa của một nhà trẻ bên Việt Nam. Có cụ nuốt chậm chạp như bị mắc nghẹn. Có cụ thức ăn vương vãi dính đầy mặt. Cụ Sáu nhìn những khuôn mặt đồng hương đồng tuổi không còn cảm xúc mà cụ cám cảnh cho cái cuộc đời khi gió heo may đã về. Cụ Sáu quá oải khi nghĩ đến một ngày nào đó chính cụ cũng sẽ vào đây ngồi đó có người đút thức ăn ... Không được, cụ phải "tung cánh chim tìm về tổ ấm". Chả là cụ Sáu tuổi Ngọ, phải chạy thôi.
Cụ Sáu gọi các con lại, tuyên bố một câu xanh rờn là cụ muốn khi trăm tuổi được về nằm cạnh cụ ông ở Thủ Đức, bên cạnh ngôi chùa Quảng Bình nổi tiếng có phần mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sau nhiều tháng hội họp giữa các con cụ Sáu, những thương lượng, yêu cầu, những bàn cãi... cuối cùng cụ Sáu được toại nguyện. Cậu Út sẽ lo phần nhà ở cơm nước. Tiền bạc chi tiêu sẽ được con cái đóng góp gửi về từng tháng. Cái tin cụ Sáu can đảm cắt cái rẹt tiền già tiền trẻ, thẻ y tế được truyền nhanh trong bạn bè bà con, từ làng trên Yorba Linda tới xóm dưới Anaheim ai ai cũng tỏ.
Có người cho là cụ Sáu có phước quá cỡ, được về sống những ngày hạnh phúc bên quê nhà. Có người cho là cụ Sáu gàn dỡ, không có cái đất nước nào mà săn sóc cho người già tốt như nước Mỹ, nhưng cụ Sáu thì cần gì. Cụ ăn uống có bao nhiêu? Miễn cụ được sống những ngày cuối đời bên cậu Út là cụ mãn nguyện rồi. Nàng dâu út đề nghị remodel căn gác lửng có đầy đủ: bồn tắm, vòi sen, nước nóng, nước lạnh, gạch men Ý, bàn ghế, tivi, máy lạnh rì rào ngày đêm sang trọng như khách sạn 4 sao rưỡi. Cô dâu út bảo là để cho cụ có chỗ riêng tư mà xem phim, tiếp bạn. Chỉ 40 triệu Việt Nam. Quá rẻ. Cụ Sáu gật đầu lia lịa ma rốc mốc ra cho việc remodel.
Khỏi nói là cụ Sáu vô cùng hoan hỉ. Buổi sáng cụ muốn ăn gì cũng có: bánh cuốn nóng hổi vừa thổi vừa ăn, phở Hiền Vương mở cửa đến 2 giờ khuya, phở gà đồi Hà Nội hấp lá chanh ngon gấp ngàn lần gà đi bộ 5 miles một giờ của chợ quận Cam. Cơm trưa cơm chiều quây quần những con cùng cháu khác hẳn những buổi sáng nhai bánh mì Lee để cả tuần trong tủ lạnh. Bên Cali, những buổi trưa chiều cơm nước đơn độc một mình.
Thỉnh thoảng lại được con, dâu hỏi han tận tình:
- Nào, hôm nay mẹ muốn ăn gì để con nấu?
- Nào, tuần này con sẽ đưa mẹ đi nghe nhạc ở cà phê vườn, có Tuấn Vũ, Hương Lan từ Cali về, mẹ có thích không?
Chao ôi, cụ Sáu như người đi trên mây. Cái tin cụ Sáu về Việt Nam ở luôn mà lại còn "sướng hơn tiên" đã tức tốc bay về Bộ tổng tham mưu của ba má nàng dâu út ở miệt "gà đen rổ vè" (Garden Grove). Bà sui gia của cụ Sáu như muốn nhảy lên trần nhà. Bà gào lên trong điện thoại. Bà phân tích phải trái. Bà răn đe để đi đến quyết định cuối cùng là phải làm thế nào để cụ Sáu trở về Cali. Bà gầm lên trên điện thoại như sư tử nhớ rừng: "Con ơi là con! Má đẻ ra con má cho con ăn cơm chứ có cho ăn c... đâu mà con ngu thế? Con muốn ôm show mẹ chồng già nua, chồng thì bệnh. Thằng chồng con má đã liệt vào loại 'không vinh quang' tức là không lao động được nữa, mà không lao động tức là sống ký sinh, mà ký sinh là gì con có hiểu không? Đó là ăn bám! Má không chấp thuận những người không lao động bước vào cửa nhà má...
Nói cho ngay, không phải riêng gì cậu Út được bà liệt vào hạng ký sinh, mà mấy đứa rể bên Mỹ bị thất nghiệp dài dài cũng đều cấm cửa. Tụi rể hè nhau ăn xong tiền thất nghiệp bèn trả thù câu ăn bám bằng cách ăn bám thiệt, đì mấy con gái rượu của bà đi làm te tua nuôi tụi rể ký sinh tối ngày đi đánh bi-da rồi vô Càphê Dĩ Vãng.
Một thời gian ngắn thôi cô dâu út được má và bộ chỉ huy quận Cam thôi thúc bèn làm một màn trở mặt. Nửa đêm cô gọi điện thoại qua Cali cho anh con cả:
- Anh về ngay mà đem mẹ về Cali. Em chịu hết nổi rồi. Cụ tưởng cụ là ai? Là chủ căn nhà này ư? Em xây dựng căn nhà này là để con cái em sống chung, để tụi em nương tựa con cái lúc về già ... (câu này nghe có lý quá, em muốn nương tựa con cái lúc về già vậy cụ Sáu này nương tựa vào ai đây ở đất Sài Gòn này?) Mà từ ngày mẹ về đây mẹ làm xáo trộn đời sống gia đình em, đến nỗi các con em muốn dọn ra riêng... Anh về ngay mà giải quyết.
Anh con cả xin phép nghỉ 5 ngày mua vé về đón cụ Sáu trở về Cali mà không phân trần phân quấy gì với cậu Út. Ở lại làm gì trong căn nhà quá to mà trái tim con người lại quá nhỏ bé hẹp hòi.
3. Qui (Mã) Cố Hương
Thế là cụ Sáu lại ... Châu về hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thế là cụ Sáu ngày qua ngày thơ thẩn trong khu vườn nhà anh con cả, đôi khi chạnh lòng vì tiếng gà gáy vọng lại từ miệt Yorba Linda, cái miệt chó ăn dog food, gà ăn chicken food, không có một bóng dáng người Việt nào quanh cụ.
Cụ Sáu chỉ còn làm bạn với ông Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Kỳ Duyên qua màn ảnh nhỏ. Chỉ tiếc một điều cụ nói cụ nghe, ông Ngạn nói ông Ngạn nghe vì điều cụ muốn hỏi đã không được trả lời:
- Ông có biết bao giờ tôi được gặp con trai út, con dâu út của tôi?
Đoạn kết của nhật ký cụ Sáu:
- Ngày ... Tháng ...
... Ô hay, tôi đang ở chốn nào mà đông đảo các cụ già quá vậy, người ngồi xe lăn, người chống gậy. Những khuôn mặt vô cảm, xa xăm... Có ai giúp tôi gọi một chiếc taxi đưa tôi về xóm nhà thờ Ba Chuông? "Cứ bấm chuông con trai tôi sẽ chạy ra mở cửa ngay..."
*
Cụ Sáu ráng nâng cánh tay lên. Cụ tự bảo mình phải cố lên cố lên, chỉ cần chiếc taxi. Nhưng ...
Một buổi sáng im lắng yên bình, có con nắng vàng rực bên ngoài khung cửa, có lũ phượng tím hăng hắc ven đường, có bầy sẻ ríu rít trên cành đinh lăng, có cụ Sáu chìm sâu vào giấc ngủ ngàn năm không mộng mị.
Một con hạc đã bay về trời.
Kim N.C
************
Cha mẹ và con cái.

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.
Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.
Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:
“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.
Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”
Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”
Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ


______________________________________





HOÀNG HẠC LÂU XƯA VÀ NAY


http://tuelang.files.wordpress.com/2010/03/hoanghaclau-baitho.jpg


- BẢN DỊCH 1 :
Hạc vàng Người cỡi về đâu
Còn trơ Lầu đứng dãi dầu nắng mưa
Hạc vàng theo bóng người xưa
Ngàn năm mây trắng vẫn chưa bến về
Trời trong cây Hán sông mê
Cỏ tươi Anh Vũ chẳng hề đổi thay
Chiều buông dần khuất quê ai
Trên sông khói toả lòng đầy nhớ nhung
- BẢN DỊCH 2 :
Hạc vàng người cỡi mất từ lâu
Trơ trọi giờ đây một bóng lầu
Hạc đã một đi không trở lại
Ngàn năm mây trắng biết về đâu
Trời trong sông Hán cây soi bóng
Anh Vũ bãi xinh cỏ đậm màu
Ngày hết quê nhà đâu chẳng thấy
Trên sông khói sóng dạ thêm sầu
Người đi cỡi hạc từ xưa,

Hoàng Hạc Lâu QUÊN ĐI - Huỳnh Hữu Đức

Ðất này Hoàng Hạc còn lưa một lầu,
Hạc vàng đi mất từ lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông,
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ, cỏ trông xanh rì,
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ, ủ ê nỗi sầu

(Trần Trọng Kim dịch)

Người xưa cưỡi hạc đã lên mây,
Lầu Hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn;
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bên Hán, ngàn cây hửng;
Xanh ngút châu Anh, lớp cỏ dầy.
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ?
Ðầy sông khói sóng gợi niềm tây.

(Ngô Tất Tố dịch)

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Vũ Hoàng Chương dịch)


HOÀNG HẠC LÂU XƯA VÀ NAY

( Trần Nguyên Thắng )

Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tĩnh xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Thôi Hiệu)

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu ra đời tại thành Vũ Xương (thuộc về thành phố Vũ Hán bây giờ) vào thế kỷ 8, thời thịnh Ðường. Ngày xưa lầu Hoàng Hạc đẹp như thế nào thì ngày nay khó mà có ai có thể hình dung ra được, nhưng Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu thì quả là một hình ảnh thật đẹp. Ðẹp đến nỗi mà dù đã trải qua hơn 1250 năm rồi mà Hoàng Hạc Lâu vẫn là một hình ảnh thần tiên dịu ngọt kèm theo một nỗi buồn man mác trong lòng những người đọc thơ của Thôi Hiệu, nhất là đọc qua bài thơ dịch tuyệt vời của nhà thơ núi Tản sông Ðà Nguyễn Khắc Hiếu.

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa.
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh, cây bày.
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Tản Ðà dịch)

“yên ba giang thượng” hay “trên sông khói sóng” trong bài thơ là ý nói về con sông Trường Giang trôi chảy bên thành Vũ Xương. Trường Giang là con sông dài thứ ba của thế giới và cũng là con sông dài nhất (6,300 km) của Trung Quốc. Nguồn sông phát xuất từ cao nguyên Thanh Tạng, chảy qua các bình nguyên Tứ Xuyên, xuyên qua ba khu vực hẻm Tam Giáp chảy vào bình nguyên Giang Hán trước khi tuôn ra biển Thái Bình ở cửa ngõ Thượng Hải. Về mặt kinh tế, Trường Giang được xem như là mạch máu chính nuôi dưỡng người dân Trung Hoa trong suốt bao nhiêu ngàn năm qua. Về mặt tinh thần, trên con đường thiên lý của nó, Trường Giang với một khí phách hùng vĩ của núi cộng với sự rộng lớn mênh mông và dòng nước chảy xiết của sông đã là ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc Trung Hoa. Về mặt văn hóa, lịch sử và địa danh, Trường Giang còn là một con sông có rất nhiều các danh lam thắng cảnh, tạo ra biết bao nhiêu nguồn cảm hứng cho các thi nhân Trung Hoa qua mọi thời đại. Và đồng thời, Trường Giang cũng là nơi làm chứng nhân lịch sử cho mọi triều đại tranh dành ảnh hưởng thôn tính lẫn nhau trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa.

Trường Giang sau khi chảy xuyên qua Tam Giáp thì vào bình nguyên Giang Hán, chi lưu Hán Thủy nhập vào sông mẹ Trường Giang. Ngã ba sông chính là các địa danh lịch sử nổi tiếng của hơn ngàn năm trước như Hạ Khẩu, Hán Dương, Di Lăng... Ðây cũng chính là khúc sông đã cho ngưới đời sau những di tích, những câu chuyện thần tiên, những sự tích lưu truyền mà người dân Trung Hoa (và ngay cả những quốc gia nào bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa) cũng đều biết đến. Ðộng Ðình Hồ, trận thủy chiến Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốc của Chu Du-Khổng Minh-Tào Tháo, Lầu Hoàng Hạc ..v..v. có mấy ai mà không nghe đến.

Nói đến Lầu Hoàng Hạc thì chúng ta đi ngược lại dòng lịch sử mà tìm hiểu đôi chút về “thân thế” của Hoàng Hạc Lâu.

Vào thời cuối Ðông Hán thế kỷ thứ 3, vua nhà Ðông Hán nhu nhược bị các lộng thần chèn ép. Tào Tháo lợi dụng danh nghĩa phò vua Hán chiếm giữ phía bắc (sau là Tào Ngụy), Lưu Bị xưng là tôn thất nhà Hán, lập ra nhà Thục Hán chiếm giữ miền tây nam. Tôn Quyền lui về Giang Ðông lập ra Ðông Ngô, xưng đế hiệu Ngô Hoàng Vũ vào năm 222. Thế Tam Quốc phân chia từ đó, thành Kinh Châu thuộc về Ðông Ngô nhưng bị Lưu Bị mượn và giao cho Quan Vũ (Quan Vân Trường, người em kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị và Trương Phi) trấn giữ. Vì ỷ y và khinh thường quân tướng Ðông Ngô nên Quan Vũ thiệt mạng và để mất Kinh Châu về tay Ðông Ngô. Năm 223, Tôn Quyền ra lệnh xây thành Giang Hạ (Hạ Khẩu) bên ngã ba sông Trường Giang và Hán Thủy để đóng quân. Trong cái thế Tam quốc thời đó, Hạ Khẩu là một thành trì chiến lược rất quan trọng vì tam quốc đều cho rằng phe nào chiếm được Hạ Khẩu thì phe đó sẽ chiến thắng cuộc chiến.

Vì thế, nhằm để theo dõi binh tình, Tôn Quyền cho xây trên góc một ngọn đồi nhỏ cạnh sông Trường Giang một tháp quan sát bên phía tây nam của thành Giang Hạ để theo dõi binh tình. Ðứng trên tháp, người ta có thể quan sát được thuyền bè di chuyển trên sông Hán Thủy và phía tây của Trường Giang. Tháp quan sát này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

Cho đến ngày nay, không ít người đã không hiểu vì sao tháp lại có tên là Hoàng Hạc Lâu, một cái tên có vẻ trong câu chuyện thần tiên hơn là một cái tên dùng trong giới quân sự. Dân tộc Trung Hoa thường có quan niệm “Thiên Nhân hợp nhất “ nên họ thường hay thiên về những câu chuyện thần tiên trong bất cứ các câu chuyện lịch sử, đền đài hay bảo tháp. Vì vậy, câu chuyện về ngọn tháp quan sát của Ðông Ngô thời Tam Quốc cũng đã được ít nhiều khoác vào những câu chuyện thần tiên liên quan đến ngọn tháp. Người ta có thể dựa theo một câu chuyện như mây bay quanh tháp, thấy chim bay lượn trên ngọn cây cao hay bay vút vào bầu trời xanh biếc. Chỉ cần các yếu tố như thế thôi thì cũng đủ để người ta nghĩ ra một câu chuyện thần tiên về ngọn tháp quan sát của Ðông Ngô này.

Câu chuyện thần tiên của ngọn tháp quan sát này, có lẽ phát xuất từ thời Nam Bắc Triều, một thời đại loạn lạc liên miên khiến con người không còn tin tưởng nhiều về đời sống, giữa cái bình yên và chiến tranh, giữa cái sống và cái chết, giữa cái giàu sang và nghèo đói khốn cùng. Con người lúc đó có khuynh hướng nghiêng về các câu chuyện thần tiên để quên đi những thực tại đau khổ. Người ta dễ dàng lui về tìm một nơi chốn ẩn náu bình yên để thêu dệt, tưởng tượng ra những điều mơ ước. Bên thành Giang Hạ, Hoàng Hạc Sơn là một ngọn đồi cao tại vùng Hạ Khẩu và vì vậy ngọn đồi này thành một nơi lý tưởng, dễ dàng cho con người tìm về ẩn dật, lánh xa những chuyện đời thường.

Câu chuyện thần tiên sớm nhất được ghi nhận về Hoàng Hạc Lâu là câu chuyện được ghi nhận trong bộ truyện Thuật Ðăng Ký. Nói về một nhân vật tên Tấn Thuật ở Giang Lăng. Tấn Thuật đã có dịp gặp và hầu chuyện với một vị tiên ông cỡi hạc nhưng tiên ông là ai thì lại không thấy sách nói đến. Về sau, Tiêu Tử Hiển của nước Nam Tề (một nước trong giai đoạn Nam Bắc triều) thì cho rằng vị tiên đó chính là Vương Tử An, ông cỡi hạc vàng bay trên ghềnh đá Hoàng Hạc của Hạ Khẩu. Ngồi trên lưng hạc nhìn từ cao xuống, Tử An đã thấy được sự hiểm nghèo và hùng vĩ của con sông Trường Giang, thấy được cái cao của ngọn tháp Ðông Ngô, thấy được cái mênh mông của bình nguyên Giang Hạ. Ðó là tiên ông Vương Tử An của thời Nam Bắc Triều.

Ðến đời nhà Ðường, thì vị tiên cỡi hạc vàng tên Vương Tử An được biến đổi thành Phí Vĩ . Ðời Ðường Vĩnh Thái nguyên niên, trong “Hoàng Hạc Lâu Ký” của Diêm Bá Lý có trích dẫn một sự tích trong Ðồ Kinh: Phí Vĩ lên tiên, cỡi hạc vàng và đã dừng chân nghỉ trên ngọn tháp quan sát của Ðông Ngô thời Tam Quốc. Vì sự tích này mà tháp này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Sách cũng ghi nhận rằng Phí Vĩ từng được giữ chức Thừa Tướng vào cuối thời nhà Thục Hán của thời Tam quốc. Ông mất cha mẹ từ nhỏ, được các người thân nuôi nấng. Khi Lưu Bị lấy được Ích Châu thì ông theo giúp Thái tử Lưu Thiện. Sau khi Lưu Thiện lên ngôi thay vua cha Lưu Bị thì ông được thăng lên chức Thượng Thư, rồi thì Ðại Tướng quân và chức vụ cuối cùng là Thừa Tướng. Năm Diên Hy 16 (254AD) ông bị ám sát chết. Sau khi chết, Phí Vĩ được thăng tiên. Nguyên nhân và lý do tại sao Phí Vĩ lại lên tiên thì không nghe nói đến và điều này vẫn còn là một huyền thoại cho đến ngày nay.

Một số các câu chuyện thần tiên khác về Phí Vĩ thì các câu chuyện này cũng có đồng quan điểm như họ Diêm, nhưng lại được thêm thắt nhiều điều hơn. Trong “Liệt tiên toàn truyện” của Vương Thế Chinh và Uông Vân Bằng đời Minh thì kể thêm rằng sau khi lên tiên, Phí Vĩ hay thơ thẩn đi chu du đây đó, nhất là hay thả bộ dọc theo bờ sông Trường Giang. Ông thường hay ghé vào một tửu lầu ở cuối đồi Hoàng Hạc Sơn uống rượu nhưng ông không có tiền nên uống rượu “ghi sổ”. Nhưng chủ nhân tửu lầu họ Tân vẫn luôn vui vẻ cho ông thiếu tiền rượu mà không hề đòi. Nhiều năm trôi qua như thế, cho đến một ngày Phí Vĩ gọi chủ nhân họ Tân lại nói : “Tôi nợ ông tiền rượu quá nhiều rồi. Bây giờ là lúc tôi xin trả cho ông”. Nói xong, Phí Vĩ một tay cầm vỏ cam, gọi hạc vàng đến. Phí Vĩ cỡi hạc vàng bay dọc theo bờ tường của tửu lầu nói vọng theo :” mỗi khi có khách đến uống ruợu thì ông hãy vỗ tay và hát lên thì ngay lập tức hạc vàng sẽ từ tường hiện ra và múa theo điệu ông hát.” Nói xong Phí Vĩ bay mất!

Người họ Tân tuy nghi ngờ về những điều Phí Vĩ nói nhưng rồi thì vì tò mò ông ta cũng làm theo những gì mà Phí Vĩ đã dặn. Và đúng như thế, mỗi lần họ Tân vỗ tay và hát thì chim hạc luôn luôn hiện ra nhảy theo nhịp hát của ông. Cứ như thế, mười năm trôi qua, chủ nhân tửu lầu họ Tân giờ đây trở nên rất giàu có, nhưng lòng lúc nào cũng nhớ đến Phí Vĩ. Chợt một hôm Phí Vĩ trở lại gặïp họ Tân và hỏi rằng: “chim hạc của tôi đã trả nợ đủ tiền rượu cho tôi chưa?“. Ðể cám ơn, họ Tân đã mời Phí Vĩ dùng cơm tối, nhưng Phí Vĩ không nói gì, ông lấy ra một ống sáo bằng ngọc và và thổi lên một tấu khúc. Chỉ trong chốc lát, một cụm mây trắng từ trời sa xuống, hạc vàng bay đến chỗ ông. Phí Vĩ cỡi chim hạc và bay theo vầng mây trắng mất hút vào trời không. Chủ nhân họ Tân đóng cửa tiệm rượu và dùng hết số tiền mình có để xây Hoàng Hạc Lâu, để tưởng nhớ đến Phí Vĩ và hạc vàng. Từ đo,ù người đời sau dùng câu “bạch vân hoàng hạc” để ám chỉ về sự tích này.

Tuy nhiên, theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong “Dự Ðịa kỷ thắng” thì lại ghi nhận rằng sở dĩ tháp quan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu là vì tháp này nằm trên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Vào thời cổ đại, chữ Hộc (con ngỗng trời: thiên nga) trong ngôn ngữ cổ đại Trung Hoa cũng còn có nghĩa là Hạc, nên về sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó, Hoàng Hộc Sơn được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Nhưng về sau, ngọn núi nhỏ Hoàng Hạc này có hình thù ngoằn ngèo giống như Rắn nên đời sau đã lấy môt tên khác là Xà Sơn thay vì gọi là Hoàng Hạc Sơn.
Thời gian trôi qua, người ta có thể quên đi cái tên Hoàng Hạc Sơn, nhưng tên tháp Hoàng Hạc Lâu thì đã đi vào lòng người bất tử và trở thành một thắng cảnh, một di tích, một huyền thoại cho đời sau. Có lẽ chỉ vì tại cái bài thơ Hoàng Hạc Lâu của ông Thôi Hiệu mà thôi! Từ đó, cái tên “Bạch vân Hoàng Hạc” (mây trắng hạc vàng) được dùng như là một nghĩa bóng để người đời sau ám chỉ nói đến thành phố Vũ Hán ngày nay.

Ðến đời nhà Minh, nhà Thanh, người ta còn có thêm thắt các câu chuyện thần tiên khác vào với sự tích đời nhà Ðường. Nhưng có lẽ chúng ta cũng chưa cần biết đến ở đây vì dù sao thì Thôi Hiệu đã viết Hoàng hạc Lâu trong cái không gian và thời gian là sự tích của đời nhà Ðường mất rồi!
Ðến viếng cảnh Hoàng Hạc Lâu, nhìn cái nguy nga tráng lệ của “Lầu” ngày nay thì người ta không khỏi thắc mắc nghĩ đến “Lầu” ngày xa xưa hình dáng như thế nào! Ðã gọi là tháp quan sát, chắc hẳn ít nhất tháp cũng phải có 2 tầng. Trải qua bao nhiêu thăng trầm với thời gian và lịch sử, Hoàng Hạc Lâu đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần. Triều đại nào của Trung Hoa cũng cho xây lại Hoàng Hạc Lâu, không hiểu có phải vì bài thơ của Thôi Hiệu hay không? Hay vì sự tích của Hoàng Hạc Lâu, hay vì vì một điều gì đó! Nhưng rõ ràng là dân gian Giang Hạ, người của đất Sở ngày xưa sống không thể thiếu được Hoàng Hạc Lâu. Không ai muốn cho Hạc vàng bay đi mất cả! Các triều đại thời Nam Bắc Triều, nhà Ðường, nhà Nguyên, thời Ngũ Ðại, nhà Minh, nhà Thanh, Cộng Sản đều cho kiến trúc lại Hoàng Hạc Lâu.

Ngày nay, người ta cũng cố tìm hiểu về di tích kiến trúc lầu Hoàng Hạc từ thuở lầu mới khởi đầu từ thời Tam Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai biết được rõ lầu xưa được xây cất như thế nào! Qua những tài liệu còn giữ lại, người ta được biết Hoàng Hạc Lâu vào thời nhà Ðường là môt lầu 2 tầng, kiến trúc theo phong thái nhà Ðường. Tháp được xây ngay gần bên sông Trường Giang chứ không phải tại vị trí như hiện nay. Từ xa nhìn tháp lầu giống như là 2 tầng lầu chệt xếp chồng lên nhau. Mỗi tầng có mái riêng, mái không cong lắm so với các kiến trúc về sau này. Trên tầng hai, có lan can chung quanh để đứng ngắm nhìn trời sông. Ngồi trên lầu, người ta có thể thưởng ngoạn được cả không gian của thành phố Ngạc Châu (tên cũ của Vũ Hán). Hơn thế nữa, vào đời nhà Ðường, Hoàng Hạc Lâu đã được xem như là nơi đàn hát , tiêu khiển và thưởng ngoạn phong cảnh của tao nhân mặc khách. Chẳng vì thế mà Thôi Hiệu, Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Ðỗ Phủ ..v..v. và không biết là bao nhiêu thi tài đã dừng gót tại Hoàng Hạc Lâu, ngắm cảnh “bạch vân hoàng hạc” và để lại cho đời những thi ca bất tử. Một câu chuyện kể lại rằng khi Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu ngắm cảnh. Thấy cảnh sinh tình, nhà thơ muốn phóng tay viết về Hoàng Hạc Lâu nhưng ông chợt thấy đã có bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Biện Châu Thôi Hiệu treo ở đấy. Ðọc bài thơ của Thôi Hiệu, Lý Bạch đành bái phục mà viết rằng “nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu“ (trước mắt có cảnh mà đành chịu, vì thơ Thôi Hiệu viết trên đầu).
Nhà Ðường suy tàn để nước Trung Hoa hỗn loạn với thời kỳ Ngũ Ðại và Hoàng Hạc Lâu cũng bị tàn phá vì chiến tranh và thời gian. Thế nhưng “Hoàng Hạc Lâu” đã là một nét văn hóa, một cái điều gì đó mà người đời sau cảm thấy không thể thiếu được khi nhắc đến Hán Dương, Giang Hạ (Hạ Khẩu). Chẳng vì thế, khi nhà Tống thống nhất Trung Hoa thì Hoàng Hạc Lâu lại được kiến trúc lại, nhưng theo phong thái đời Tống. Tống Nhạc Phi một danh tướng thời Nam Tống, mỗi lần trên đường đem quân lên phía bắc với ước mơ quét sạch quân Kim để thu hồi giang sơn cho nhà Ðại Tống (nhà Tống lúc đó bị nhà Kim đánh chiếm nên lui về đóng đô ở Hàng Châu. Sử gọi là nhà Nam Tống), ông đều ngừng lại ở Hoàng Hạc Lâu, và với bao nhiêu cảm khái về nơi chốn này, ông để lại cho hậu thế một ca từ bất tử “Mãn Giang Hồng, Ðăng Hoàng Hạc Lâu hữu cảm”. Không biết Nhạc Phi có hoài cảm với ý thơ “Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của người xưa hay không? Thế nhưng sau khi Nhạc Phi chết thì Hoàng Hạc Lâu một lần nữa lại bị phá hủy.

Nhà Nguyên Mông Cổ chiếm trọn và cai trị Trung Hoa gần 100 năm. Chu Nguyên Chương khởi nghĩa thu phục Trung Hoa trở lại cho Hán tộc, lập ra triều đại nhà Minh kéo dài gần 300 năm. Rồi thì nhà Minh suy tàn để nhà Thanh thay thế và cũng trị vì gần 300 năm. Bốn mùa xuân hạ thu đông luân phiên thay nhau có cả hơn ngàn lần, Hoàng Hạc Lâu tan nát vì chiến tranh và hỏa hoạn tất cả 12 lần và cả 12 lần đều được cho xây dựng kiến thiết lại (không kể các lần trùng tu) cho dù dưới bất cứ triều đại nào, vua nào. Vì thế, Hoàng Hạc Lâu có hơn 12 kiểu kiến trúc khác nhau, từ một tháp quan sát thời Ðông Ngô trở thành Hoàng Hạc Lâu đời Ðường, Hoàng Hạc Lâu đời Tống, đời Minh, đời Thanh, cho đến bây giờ thời Cộng Sản. Thế mới biết có những điểm văn hóa người ta muốn quên cũng không quên được, muốn dẹp bỏ đi cũng không dẹp bỏ được.

Từ năm 1957, dân Vũ Hán đã có chương trình phục hồi lại Hoàng Hạc Lâu nhưng mãi cho đến năm 1985 thì Hoàng Hạc Lâu hiện đại mới được hoàn thành. “Lầu” bây giờ cao hơn 50m, có 5 tầng lầu và được xây lại theo vóc dáng Lầu cũ của đời nhà Thanh Ðồng Trị. Lầu mới rộng hơn và cao hơn lầu cũ gần 20m và có thêm 2 tầng lầu. Ðể tránh rủi ro về hỏa hoạn, sườn của Lầu mới được xây bằng sắt thép và xi măng chứ không còn bằng gỗ như ngày xưa nữa. Lầu có thể chia ra làm 3 phần chính. Phần thứ nhất bao gồm cách thiết kế bên trong của tầng 1, tầng này cao hơn 10m và phần trang trí bên trong được thiết kế cho người xem hiểu ngay được về sự tích của Hoàng Hạc Lâu. Một bức tranh thật lớn vẽ tại ngay chính giữa điện, diễn tả về câu chuyện thần tiên “bạch vân hoàng hạc” (mây trắng hạc vàng) của Phí Vĩ đời nhà Ðường lúc thăng tiên . Tiên ông Phí Vĩ thổi sáo cưỡi hạc vàng bay bên trên, mây trắng vây quanh Hoàng Hạc Lâu. Bên dưới là người họ Tân đang đưa cao ly rượu dâng mời Phí Vĩ với sự chứng kiến của bàng dân thiên hạ. Nhìn tranh vẽ, bấy giờ thì người ta mới hình dung ra được câu trả lời cho câu hỏi của Thôi Hiệu, của Tản Ðà “Hạc vàng ai cỡi đi đâu. Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”.
Hạc vàng đang ở đó! Lầu Hoàng Hạc cũng đang ở đó! Thân chúng ta cũng đang ở đó! Tâm chúng ta cũng đang ở đó! Thôi Hiệu, Tản Ðà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Trần Trọng San cũng đang ở đó! Cảnh xưa cảnh nay, người xưa người nay có mất đi chút nào đâu!

Phần hai bao gồm các tầng từ tầng 2 cho đến tầng 4. Ðây là các tầng gìn giữ lại những bài thơ, những bài từ bất tử nói về Hoàng Hạc Lâu, những bức họa tranh nói về các sự kiện lịch sử từ thời tam quốc, những danh nhân của đất Sở ngày nào như Khuất Nguyên, những thi tài Lý Bạch, Thôi Hiệu, danh tướng Tống Nhạc Phi, những kiến trúc cũ của Hoàng Hạc Lâu đời Ðường, đời Nguyên, Minh, Thanh..v..v. được trưng bày tại đây để mọi người thưởng ngoạn.

Phần ba bao gồm tầng 5 cũng là tầng cao nhất của Lầu. Ðứng ở đây, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bát ngát, nhìn dòng sông Trường Giang và Hán Thủy hợp lưu lại thành hình một chữ “Nhân” trong Hán tự . Ngẩng mặt lên để thấy “Giang Thiên hạo hãn” (Sông trời mênh mông bát ngát), nhìn ngang để hiểu:

Nhất Lâu tụy Tam Sở tinh thần (Một Lầu kết hợp tinh thần của Tam Sở)
Vân Hạc câu không hoành địch tại (Mây Hạc đều không, chỉ còn lại tiếng sáo)
Nhị thủy giang bách xuyên chi phái (Nước trăm sông nhỏ vào hai sông lớn -Trường Hán)
Cổ kim vô cùng đại giang lưu ( Xưa nay dòng đại giang chảy vô cùng tận)



Bước qua ranh giới của hai chữ quốc gia, văn hóa Trung Hoa quả thực cho người ta nhiều cảm khái về suy tư, về tâm hồn thi vị. Không có được cái cảm khái đó thì có lẽ Tản Ðà chúng ta đã không dịch ra được một bài thơ dịch tuyệt hảo về Hoàng Hạc Lâu. Ông không những vẫn giữ nguyên được cái ý nghĩa nguyên thủy Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu mà còn vượt qua nổi cái thâm trầm ngôn ngữ của nguyên tác để đưa vào lòng người đọc thơ những điều nhẹ nhàng tinh túy nhất của ngôn ngữ Việt Nam. (đọc Giảng luận về Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu của Bùi Giáng)

Nhật mộ hương quan hà xứ thị.
Yên ba giang thượng sử nhân sầu

“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai“


Thôi Hiệu còn, Tản Ðà còn, Hoàng Hạc Lâu luôn còn hiện hữu, bất tử bên con sông Trường Giang Hán Thủy, miền Giang Hạ của Trung Hoa.




Trần Nguyên Thắng (May 31, 2005)



________________________________________





BÉ MỐC NGÀY XƯA.

Nguyễn Thị Thanh Dương

(Chú ý: hình trong bài chỉ mang tính minh họa)

(Chú ý: hình trong bài chỉ mang tính minh họa)

Từ phi trường Tân Sơn Nhất, Khoa được gia đình chú Tuyên đón về nhà ở Bà Chiểu chơi mấy hôm.

. Hôm nay Khoa mới xách va ly trở về xóm cũ Gò Vấp. Mới rời xa Việt Nam 6 năm mà đường phố thay đổi lạ hoắc, cũng may vẫn còn những dấu vết hay chi tiết quang cảnh cụ thể khác để anh không đi lạc.

Cổng vào chùa Thiền Quang đây rồi, cũng là ngõ chính dẫn vào nhà anh, phải đi qua một khu mả bằng đá ong, những tảng đá ong nằm có, đứng có, cao hơn đầu người, người ta đồn rằng của người Pháp xây hồi xưa, nên lối xóm quen gọi là khu mả Tây. Trẻ con khu xóm vẫn chơi đùa ở đó, leo trèo lên những ngôi mộ. Nay khu mả Tây không còn, nên trông cái ngõ như rộng ra.

Gặp anh, nhận ra anh, ai cũng cất tiếng hỏi han thân mật, bù cho những tháng năm sống ở Mỹ hàng xóm lạnh lùng như người tình đang trong cơn hờn dỗi.

Căn nhà của anh được bao quanh bằng bức tường gạch thấp, phía trên cắm những hàng rào bằng sắt, và vẫn là hai cánh cổng sắt, nhưng không còn cây hoa giấy màu đỏ bên cạnh xòe cành lá và hoa đung đưa trong gío nữa.

Chưa kịp tra chìa khóa mở cổng thì một bà hớn hở từ đâu bước vội đến:

- Cậu Khoa mới về thăm nhà hả? Sống ở Mỹ vui lắm hả cậu?

Khoa chưa kịp nhận ra ai cũng mỉm cười đáp lại:

- Vâng, chào bác, sống ở đâu cũng có vui có buồn.

- Có nhớ ra tôi không nào? Tôi ở đằng sau nhà cậu đấy…

Khoa gật đầu:

- À, bác tên Năm, làm nghề thêu, nên thành tên Năm Thêu chứ gì? Bây giờ bác còn sống bằng nghề thêu, rua gì không?

- Theo nghề đó là chết đói luôn cậu ơi, thời buổi hiện đại, nghề thêu đan, may vá phải dẹp tiệm nhường cho sản xuất công nghiệp hàng loạt. Tôi chuyển “ngành” rồi, nấu cơm bán cho mấy em công nhân tạm trú ở xóm này, dân miền Trung, miền Bắc “di cư” vào, đói nghèo nên dễ tính, dễ chịu. Hàng cơm tôi cũng đủ sống qua ngày.

Bà Năm Thêu đon đã mời mọc một hơi:

- Cậu về đây bao lâu? khi nào đi chơi đâu ăn đó thì thôi, còn về nhà thì ăn cơm ủng hộ hàng tôi nghe? Tôi biết Việt Kiều thì chỉ ăn ở những nhà hàng nổi tiếng hay sang trọng, nhưng cậu thử ăn hàng tôi cho biết đá vàng, ăn bữa nào tính tiền bữa đó, đơn giản và sòng phẳng mà. Việt Kiều tôi sẽ nấu loại đồ ăn cao cấp tiêu chuẩn Việt Kiều, nhưng gía cả vẫn là tình làng nghĩa xóm.

Khoa cảm động, khiêm nhường và hào hiệp:

- Việt kiều mới là thèm những món ăn bình thường dân dã đó bác Năm Thêu. Nhiều người từ hải ngoại về Việt Nam chỉ để ăn cơm nhà rau dưa. Tôi đồng ý ăn cơm ủng hộ hàng bác, vì tôi sẽ ở Việt Nam khá lâu và thường xuyên ở nhà.

Bà Năm Thêu còn nhiều chuyện, hỏi tới luôn:

- Nghe nói cậu về bàn căn nhà này, phải hôn? Có gì tôi kiếm người “mai mối” cho mau lẹ…

- Uả, sao bác biết tôi về Việt Nam để bán nhà?

- Dễ ợt mà, mỗi lần ông chú của cậu đến quét dọn hay sửa sang nhà cửa tôi có nói chuyện và hỏi thăm về gia đình cậu hoài, nghe nói ở bển gia đình cậu ổn định, khá gỉa tôi cũng mừng giùm. Vừa rồi ông Tuyên nói là cậu sẽ về bán căn nhà này. Thế là ông Tuyên sẽ rảnh tay khỏi phải lò mò từ Bà Chiểu đạp xe xuống Gò Vấp để chăm sóc căn nhà vắng chủ nữa.

- Dạ, đúng thế. Đáng lẽ tôi bán nhà trước khi xuất cảnh, nhưng để lại cho gia đình thằng em vợ chờ đi xuất cảnh sau. Nó dùng dằng mãi mới chịu đi nên giấy tờ bảo lãnh trễ hơn tôi mấy năm.

- Nhờ vậy mà hưởng lời đó cậu. Đúng là số cậu trời cho hưởng mà, được gia đình vợ bảo lãnh đi Mỹ sung sướng mọi bề, ngay thời điểm này nhà cửa đang hút gía dữ dội lắm, căn nhà của cậu nằm trong khu đất rộng, có vườn cây, lại thuộc phạm vi thành phố nên khẳm tiền chứ không ít đâu.

Khoa đùa vui:

- Trời, bác Năm Thêu chuyển ngành nghề môi giới địa ốc, chắc sẽ thành công hơn nấu cơm tháng đấy.

Bà Năm Thêu nhắc lại:

- Thôi vậy nghen, chiều nay cậu ăn cơm nhà không? thì có cơm mang sang nhà cậu liền.

Khoa nể lòng bà hàng xóm:

- Vâng, chiều nay cho tôi mở hàng một bữa thử coi, nhớ là mấy món ăn nhà quê dân dã nhé. Tôi muốn ở nhà vài ngày, sống lại kỷ niệm rồi mới đi thăm bạn bè sau.

Bà hàng xóm nhanh nhẩu tốt bụng đi rồi, Khoa mới thực sự bước vào nhà mình, hầu hết những đồ đạc của vợ chồng Khoa để lại, gia đình người em vợ vẫn giữ y nguyên, có lẽ vì họ nghĩ cũng sẽ đi xuất cảnh nên chẳng cần thay đổi hay mua sắm thêm đồ mới làm gì.

Khoa ra vườn sau, khu vườn trồng nhiều cây mít và cây na, lá rụng quanh năm. Anh dẫm chân lên lớp lá khô tưởng như mùa lá cũ năm nào vẫn nằm ngoan hiền ở đây đợi anh về hội ngộ.

Những cây mít đang treo đầy qủa, anh còn nhớ cây này là mít dừa, cây kia là mít nghệ, múi mít loại nào cũng to bằng cả nắm tay. Còn những cây na cũng có giống na dai, giống na bở. Na để chín cây, mắt na nở ra, nhẹ tay bóp qủa na, ăn những múi na trắng thơm, ngon ngọt lạ lùng

Trong vườn có một cái giếng sâu và trong, cạnh đó là buồng tắm. Khoa sung sướng được sống lại qúa khứ, anh ra quay nước giếng đổ đầy thùng trong buồng tắm và mang những thứ xà bông, dầu gội đầu vào tắm gội, tưởng như mình vẫn đang sống ở Việt Nam của 6 năm về trước.

Tắm xong Khoa vào nhà ngủ một giấc thoải mái, chưa tỉnh giấc hẳn thì đã nghe có tiếng gõ cửa rụt rè, Khoa vội ngồi dậy, vuốt sơ mái tóc và ra mở cửa, anh ngạc nhiên khi thấy một khuôn mặt xinh đẹp, một cô gái lạ, rất trẻ, đang khép nép bên ngoài. Trong phút giây này, khỏanh khắc này, anh bỗng nhớ đến bao năm về trước, Huyền cũng đã e ấp gõ cửa nhà anh, cho anh cảm xúc xao xuyến bất ngờ.

- Dạ, em chào anh…

(Chú ý: hình trong bài chỉ mang tính minh họa)

Khoa bối rối:

- Cô tìm ai? Cô có đi lầm nhà không?

- Dạ, em tìm anh Khoa…má em sai em đến giao cơm chiều cho anh.

Bây giờ Khoa mới để ý đến gỉo cơm trên tay cô gái. Thì ra lúc nãy anh vào nhà và quên không khóa cổng nên cô gái mới đến thẳng cửa nhà anh như thế này. Cô có đôi mắt to đen như nhung mang phảng phất nét buồn, làm người khác nhìn mà phải u uẩn theo. Dáng cô thon thon cao ráo, không lẽ cô là con gái bà Năm Thêu ? người đàn bà suốt một thời tuổi trẻ chăm chỉ ngồi bên khung vải thêu, rua, đến nghọeo cả cổ và gù cả lưng ?

Thấy chủ nhà tần ngần chưa chịu tin, cô gái giới thiệu thêm về mình:

- Anh không nhớ em thì thôi, nhưng để em kể ra nhé, ngày xưa em hay sang nhà anh bồng em bé và đút cơm cho con anh đó, em là bé Mốc.

- Ôi, bé Mốc !!

Khoa reo lên, thêm một lần nữa ngạc nhiên, anh nhớ ngay ra con bé Mốc nhếch nhác ngày xưa, bây giờ lại biến hóa thành cô gái đẹp xinh, duyên dáng y như trong chuyện cổ tích. Giây phút gặp gỡ đầu tiên vẻ đẹp của cô làm anh chóang váng, bây giờ định thần nhìn kỹ lại, đúng là cô gái có những nét hao hao bé Mốc. Mà sao ngày xưa anh ghét nó thế? chỉ sợ nó lây cái vẻ xấu và bẩn của nó sang cho con anh thôi, nhưng Huyền vợ anh vốn thương người, muốn giúp nhà bà Năm Thêu chứ thuê mướn người bồng em đầy rẫy trong xóm, thiếu gì người khá hơn nó.

Cô gái thao thao kể tiếp:

- Nhà em nghèo, má em đã đưa em sang nhà anh chị, coi em, bồng em để anh chị cho chút tiền, được đồng nào hay đồng đó. Năm đó em 13 tuổi.

Khoa hỏi một câu ngẩn ngơ vì vẫn còn bối rối trước vẻ xinh đẹp của cô Mốc:

- Nhưng sao em lại là bé Mốc nhỉ?

- Má em nói hồi nhỏ em xấu xí, lại bẩn thỉu, mốc meo và ốm tong teo, bé xíu nên gọi em là bé Mốc chết tên luôn, còn tên thật của em không đẹp lắm, nhưng cũng…đỡ hơn. Em tên là Nguyễn thị Nâu.

Khoa thành thật:

- Dù bé Mốc ngày xưa hay cô Nâu ngày nay, cả hai tên đều lạ cả.

Cô Nâu mang giỏ cơm vào nhà, cô nhẹ nhàng và cẩn thận lôi ra chén bát, đũa thìa và cơm canh nóng hổi để lên bàn rồi nói:

- Mời anh dùng cơm kẻo nguội, má em nấu món dân quê theo ý anh, cần món gì anh cứ yêu cầu mỗi ngày nghe. Em về đây, lát nữa em sang thu dọn chén đũa.

- Sao cơm bình dân mà bát chén kiểu sang vậy cô Nâu?

Cô Nâu mỉm cười:

- Anh không nghĩ ra hả? vì anh là Việt Kiều thì cũng phải lịch sự với anh chứ, mấy chén đũa này má em mới sắm riêng để phục vụ anh đó.

Khoa cảm động ngẩn ngơ. Cô Nâu nói xong từ tốn cúi đầu chào và ra về, dù Khoa chỉ muốn cô ở lại nói chuyện, và dù có ăn cơm canh nguội lạnh anh cũng vui lòng.

Bà Năm Thêu cho anh ăn cơm với món đọt rau lang luộc chấm nước mắm tỏi ớt, và món tôm đất rim mặn. Qủa thật là ngon miệng..

Ăn xong Khoa rửa tất cả chén bát sạch sẽ và đợi chờ cô Nâu đến.

Cánh cổng ngoài vẫn chỉ khép để đợi cô vào tận cửa nhà, cô đến đúng hẹn, lần này cô lại thay cái áo khác. Thấy mọi thứ đã sạch sẽ sẵn sàng, cô Nâu không hài lòng:

- Kìa anh, sao anh lại rửa ?, lần sau anh cứ để em làm cho, đó là việc của em mà.

- Tôi rảnh cũng chẳng biết làm gì.

- Việt Kiều như anh hiền qúa chừng, người ta về Việt Nam là tưng bừng hoa lá ngoài đường, ngoài qúan đó anh.

Ngay từ đầu cô Nâu đã xưng hô “anh, em” nên Khoa cũng thoải mái, tự nhiên, dù ngày xưa con bé ranh này anh coi như đồ con nít.

- Nay mai anh cũng sẽ đi thăm bạn bè, họ hàng chỉ có gia đình ông chú chứ chẳng còn ai.

Lần này cô Nâu ngồi nói chuyện lâu hơn. Trong căn nhà vắng êm đềm cô gái như một bức tranh thiếu nữ rực rỡ bội phần làm tâm hồn đa cảm yếu đuối của Khoa bị choáng ngợp trước hào quang của cô Nâu.

Cô kể nhà cô từ xưa đến giờ vẫn nghèo, cô bỏ học khi xong bậc tiểu học, làm đủ thứ nghề lao động, và bây giờ thì ở nhà phụ với mẹ nấu cơm, bán cơm trong xóm lao động này. Đôi mắt cô có lúc lóng lánh như muốn khóc, Khoa phải chạnh lòng:

- Không ngờ hoàn cảnh em đáng thương thế.

Khi cô Nâu đứng lên chào tạm biệt ra về, Khoa tiễn cô ra cửa, khỏang cách hai người rất gần, mùi hương thơm nào đó từ người cô làm anh thoáng ngây ngất. Đôi mắt cô nhìn anh giùng giằng và sâu thẳm:

- Em về nhé. Mai anh có ăn cơm không?

Khoa trả lời không cần suy nghĩ:

- Coi như ngày nào anh cũng ăn cơm hai buổi, cho dù đi đâu anh cũng về ăn cơm…nhà.

Cô Nâu ngoan ngoãn:

- Dạ, em sẽ ngày hai buổi mang cơm phục vụ anh.

Cô Nâu về rồi, nhưng hình ảnh bé Mốc ngày xưa lại lần lượt hiện ra.

Dạo đó anh và Huyền ở trong căn nhà này, hai đứa con, đứa lên 4 và đứa lên 2. Vợ anh làm kế tóan tài chánh cho một công ty nước ngoài, còn anh là kỹ sư. Chiều đi làm về, mang hai đứa con từ nhà trẻ về, cả hai vợ chồng đều bận rộn nhiều chuyện khác. Thế là mới có chuyện con bé Mốc thỉnh thoảng sang nhà giữ em giùm để vợ anh nấu cơm, còn anh thì nghiên cứu đọc tài liệu bổ sung cho công việc đang làm tại hãng.

Bé Mốc qủa đúng là con bé nhà nghèo, quần áo lôi thôi cũ kỹ, đầu tóc rối ren, mặt thì nhem nhuốc, thế mà hai con anh lại thích bé Mốc, nó bồng bế hay đút cơm, đút cháo hai đứa đều ăn nhiều, có lẽ vì bé Mốc cũng trẻ con, biết cách chiều trẻ con?

Bé Mốc hay dẫn hai con anh ra chơi ở sân trước, chán lại ra vườn sau. Có lần anh thấy bé Mốc hái mấy dái mít non ở sau vườn chấm muối ớt ăn ngon lành. Tội nghiệp, con bé đói khát ăn rờ ăn rẫm, từ đó trở đi anh không còn ác cảm với nó nữa, cũng đồng tình với vợ anh để cho bé Mốc trông nom hai con khi vợ chồng anh bận bịu.

Những hôm không trông hai con anh, bé Mốc chạy ra khu mả Tây chơi đùa với lũ trẻ cùng xóm, mấy lần Khoa trông thấy nó leo trèo, nghịch ngợm hay lê la đất cát bẩn thỉu từ đầu đến chân.

Một buổi chiều anh ra vườn sau kéo nước giếng và tắm táp xong như thường lệ, vợ anh cũng đã xong công việc, chiều ấy Huyền thật xinh và tươi mát với bộ đồ mỏng mới may, làm Khoa bỗng dưng “thèm muốn”, anh kéo vợ vào phòng. Chợt trông thấy con bé Mốc bế em ở một góc nhà đang chăm chú nhìn theo vợ chồng anh, hình như nó hiểu chuyện và biết anh đang muốn gì?. Làm Khoa “quê”, liền bực mình gắt với nó:

- Bế em ra vườn chơi đi, chốc nữa hãy vào nhà.

Bé Mốc vội vã tay bế tay dắt hai đứa con anh ra vườn sau.

Nghĩ đến đây Khoa cười thầm, không biết cô Nâu có còn nhớ chuyện xưa ? Bây giờ anh sẽ “quê” hơn ngày đó nữa.

Từ ngày sang Mỹ, vợ anh trông coi một tiệm nail cho em gái mình, vì cô em có hai tiệm nail nên không thể ba đầu sáu tay qủan lý hết được. Cửa tiệm lâu năm, quen khách, đắt hàng nên cô em trả lương chị rất rộng rãi.

Còn Khoa học nghề trung cấp kỹ thuật hai năm và ra đi làm. Nhưng mới bị lay off , đang ngồi nhà ăn tiền thất nghiệp.

Gia đình thằng em vợ đến Mỹ mấy tháng nay, đúng là thời điểm thuận tiện cho Khoa về Việt Nam lo chuyện bán nhà cửa. Khoa về một mình vì Huyền bận 6 ngày một tuần với tiệm nail, không dứt ra được.

Căn nhà nhờ ông Tuyên đứng tên và chăm sóc giùm, hàng tháng vợ chồng Khoa vẫn tế nhị gởi biếu ông chú tiền coi như trả công lao chú hậu hỉ.

****************

Cô Nâu đã trở thành hình bóng thân quen không thể thiếu, mỗi ngày mấy lượt đến giao cơm và lấy đồ về, lần nào cô cũng kín đáo tránh cho hàng xóm biết cô đã ở lâu với người đàn ông trong căn nhà vắng.

Hôm nào Khoa đi vắng về trễ thì anh hẹn mang cơm trễ, nên hầu như họ vẫn gặp nhau dù Khoa bận rộn đến đâu.

Đã có vài người khách đến xem nhà và đang thương lượng gía cả, Khoa không ngờ bà Năm Thêu nói đúng qúa, người mua sẵn sàng trả gía cao, nhưng anh còn chần chừ xem ai trả cao nhất mới quyết định. Mọi giấy tờ hợp lệ có sẵn, và ông Tuyên cũng sẵn sàng để ký tên.

Hôm nay Khoa về nhà hơi muộn, cô Nâu cũng vừa mang cơm đến. Dù đã ăn ở nhà bạn khá no, Khoa vẫn ăn cơm của cô Nâu cho cô vui lòng, và chính anh cũng muốn thế, để giữ chân cô. Nhiều ngày nay đã thân quen, cô ở lại đợi anh ăn cơm xong và dọn dẹp chén bát rửa ráy tại chỗ luôn. Họ đôi bóng như đôi vợ chồng son .

Khoa ngắm cô Nâu đang đứng rửa bát, cô mặc bộ đồ bộ lụa mát màu xanh nước biển nhạt, hở vai và đôi cánh tay trần giống như Huyền ngày nào đã làm anh bừng dậy một niềm khao khát. Hôm nay anh gặp lại niềm khao khát ấy.

Bất chợt cô Nâu quay đầu lại, nhìn nét mặt bần thần của anh, cô ngây thơ nũng nịu:

- Anh nhìn trộm em và chê em gì hả? hả?

Trong đôi mắt đen thăm thẳm của người con gái đầy vẻ bí hiểm và thông minh, có lẽ cô Nâu lại đọc được ý nghĩ trong đầu óc anh như khi cô chỉ là con bé Mốc 13 tuổi năm xưa.

Anh bối rối chưa biết nói sao thì cô gái nũng nịu tiếp:

- Bắt thền anh đó, anh nhìn em hoài làm em rửa chén không có sạch nè !!

Anh như bị mê hoặc đến bên cô Nâu và vòng tay ôm lấy đôi vai tròn của cô:

- Anh đền em đây…

Toàn thân cô gái tựa vào người anh, làm người anh nóng bừng lên, anh xiết chặt thân thể mềm mại của cô Nâu trong vòng tay của mình, thì thầm:

- Anh yêu em qúa Nâu ơi…

- Em cũng yêu anh…

Cô bạo dạn thêm:

- Em yêu anh từ hồi em còn là bé Mốc lận, anh không biết đâu, mỗi lần anh tắm em đều lẩn quẩn ở ngoài vườn, chỉ để ngửi mùi xà bông rất thơm tho của anh…

Cô áp mặt, dụi dụi vào ngực áo anh rồi hỏi:

- Sao bây giờ anh xài mùi xà bông khác ? em không thấy giống mùi cũ nữa…

Khoa càng mê man:

- Em yêu anh đến thế ư? Em nhớ cả mùi xà bông tắm của anh ư? Ừ, ngày xưa anh dùng xà bông Coast, qùa từ bên Mỹ gởi về, anh thích mùi ấy lắm, nhưng bây giờ anh qua Mỹ thì không còn xà bông hiệu này nữa, nên anh dùng loại khác.

- Có lần anh tắm xong, anh rủ chị Huyền vào phòng, em buồn lắm, em ganh với chị Huyền vì đã có anh.

- Trời ơi, em còn nhớ vụ ấy hả? Anh xin lỗi Nâu, hôm nay anh sẽ đền cho Nâu ….

(Chú ý: hình trong bài chỉ mang tính minh họa)

Người Khoa như lên cơn sốt, quay cuồng, tối tăm mặt mũi, anh không biết gì đến trời đất bên ngoài. Chỉ có cô Nâu xinh đẹp và quyến rũ tuyệt vời trong căn nhà vắng đồng lõa, đồng tình.

Chiếm được thân thể cô Nâu với tình yêu đáp trả nhiệt tình của cô, Khoa bỗng là một chàng trai mới lớn đang yêu và si tình, ngày nào anh cũng mong chờ cô Nâu. Cách đây 6 năm làm sao Khoa có thể nghĩ sau này mình sẽ yêu con bé Mốc đến thế này?

Cánh cổng sắt ngôi nhà mở đón cô vào, và khép chặt để không bị ai làm phiền, ngoại trừ những lần có hẹn cho người môi giới dẫn khách đến coi nhà.

Anh yêu Nâu thật rồi hay chỉ là một cơn choáng ? anh chẳng tha thiết gì đến chuyện trở về Mỹ với vợ con. Khoa còn đang như một cánh buồm lênh đênh trên biển.

“ Anh chỉ là một cánh buồm tuyệt vọng,

Giữa biển khơi không biết rẽ lối nào?

Ở nơi đâu cũng là em, là sóng,

Vỗ vào đời anh hạnh phúc, thương đau”

Tình yêu đã làm anh lãng mạn, anh làm 4 câu thơ ấy, đọc cho cô Nâu nghe, không biết cô Nâu có hiểu thơ không mà cô đã khóc trong lòng anh.

Khoa buồn bã và thành thật khuyên cô:

- Dù muốn dù không anh cũng phải về Mỹ. Anh yêu em, nhưng không thể bỏ vợ con được. Em hãy quên anh đi Nâu nhé ?.

Cô Nâu trả lời trong nước mắt:

- Em chỉ lấy người đàn ông nào giống hệt như anh thôi, hoặc là em sẽ đợi chờ anh về Việt Nam thăm em, làm người vợ không bao giờ cưới của anh, giống như một tuồng cải lương cũ má con em hay coi….

- Tội em qúa ! mấy kiếp nữa anh cũng không đủ trả nợ tình cho em.

Khoa đã đồng ý bán nhà, vì không còn thời gian chần chờ thêm nữa. Khách hẹn sẽ đến coi lần cuối trước khi chồng tiền và tiến hành thủ tục giấy tờ.

Những ngày hiếm hoi còn lại anh càng say sưa yêu cuồng yêu vội cô Nâu hơn nữa.

Nhưng chiều nay người giao cơm không phải là cô Nâu mà là mẹ cô, bà Năm Thêu, làm Khoa thất vọng và ngạc nhiên.

Bà Năm Thêu theo Khoa vào trong nhà, tự động ngồi xuống ghế và lên tiếng trước:

- Tôi biểu con Nâu ở nhà để tôi sang nói chuyện với cậu.

Linh tính báo cho Khoa biết một điều gì đó không hay đang xảy ra cho Nâu và cho anh. Bà Năm Thêu nhìn thẳng vào mặt Khoa và tiếp như quan tòa lên án:

- Tôi đã biết chuyện tằng tịu giữa cậu và con Nâu nhà tôi. Bây giờ cậu tính sao?

Biết không thể chối cãi được, Khoa đành buông xuôi:

- Tôi trót yêu Nâu, yêu rất nhiều bác biết không?

- Nhưng cậu cũng phải tính sao chứ, không lẽ cậu hưởng con nhỏ cho đã đời rồi khơi khơi về Mỹ với vợ con cậu như không có chuyện gì xảy ra ?

Khoa khổ sở:

- Tôi cũng không biết mình phải làm gì nữa, thật tình tôi đau buồn khi chia tay Nâu.

Bà Năm Thêu đanh thép:

- Cậu phải cưới nó, giữ danh dự đời con gái cho nó.

Khoa hoảng hốt:

- Bác Năm Thêu biết tôi còn vợ, còn con mà…

Giơ cao đánh khẽ, bà Năm Thêu xuống giọng tử tế:

- Thôi, không ai nỡ làm gia đình cậu xào xáo ly tan, nhưng cậu phải đền bù đời con gái con tôi cho xứng đáng, cậu giúp nó một số tiền làm vốn, làm lại cuộc đời. Tôi sẽ bỏ qua chuyện này.

Khoa cũng đã nghĩ tới điều này, vì tình yêu anh dành cho cô Nâu chứ không phải vì bị cưỡng bức, đòi hỏi như bây giờ, nên Khoa đồng ý ngay:

- Điều này tôi có thể làm được, tôi cũng muốn giúp Nâu có cuộc sống khá hơn.

Bà Năm Thêu đòi hỏi huỵch toẹt:

- Cụ thể tôi đề nghị cậu cho nó 10 ngàn đô la Mỹ.

- Mười ngàn đô la Mỹ?

Thấy phản ứng của Khoa sửng sốt ngạc nhiên và không hài lòng bà Năm Thêu giáng một đòn đe dọa:

- Nếu cậu muốn trong ấm ngoài êm, chuyện tình của cậu và con Nâu hàng xóm láng giềng chưa ai hay biết đâu. Tôi thề sẽ giữ kín, cậu mới bán nhà được gía qúa mà, tiếc chi món tiền này.

Mười ngàn đô la là số tiền không nhỏ, ngoài dự tính của Khoa, nhưng tội anh to lớn qúa, làm hại đời con gái trinh trắng của cô Nâu, và anh cần bảo vệ hạnh phúc gia đình, với gía ấy vẫn còn rẻ.

Khoa ngẫm nghĩ và đồng ý. Cũng may anh chưa gọi phôn báo cho vợ về gía cả căn nhà mà anh vừa quyết định bán, nên anh có thể thêm đầu này bớt đầu kia cho hợp lý và Huyền sẽ tin, miễn là bán xong căn nhà cho rảnh tay.

***************

Khoa về Mỹ, lại lao vào cuộc sống hàng ngày.

Một năm trôi qua, tình yêu nóng bỏng dành cho cô Nâu qủa là một cơn chóang, đã vơi dần theo ngày tháng vì xa mặt cách lòng. Khi lạc vào biển yêu trong hoàn cảnh trái ngang ai cũng chỉ là cánh buồm tuyệt vọng, ngẩn ngơ.

Bây giờ tỉnh người ra anh mới thấy mình hư qúa, vô tình đã phản bội vợ và hại đời con gái của cô Nâu .

.Anh thấy lòng tạm thanh thản, với 10 ngàn đô la, có thể đã giúp cô Nâu hay gia đình cô thay đổi cuộc sống khá hơn với một ngành nghề nào đó. Anh chỉ cầu mong cô Nâu sẽ gặp được người đàn ông giống anh, cho cô yêu và lấy làm chồng thì anh mới thật sự yên tâm.

Một hôm Huyền hỏi chồng:

- Anh có nhớ nhà bà Năm Thêu ở phía sau nhà mình ngày xưa không?

Khoa giật bắn người, tim anh đập thình thịch chỉ sợ nghe vợ nói ra những điều tội lỗi thầm kín của anh, nhưng Huyền vẫn vô tư kể tiếp:

- Bà Năm Thêu má bé Mốc, con bé ngày xưa bế con mình đó, nhớ ra chưa?

Khoa dè dặt:

- Biết rồi, sao?

- Chị bạn cùng xóm mới về Việt Nam qua kể lại là năm rồi nhà bà Năm Thêu trúng mối gì không biết, bỗng khá gỉa lắm, có tiền sắm ti vi, xe gắn máy và đồ đạc trong nhà. Nhưng sắm bao nhiêu bà lần hồi bán bấy nhiêu vì bài bạc và số đề…

Khoa buột miệng:

- Tội nghiệp qúa !

Vợ anh chép miệng theo:

- Chưa tội nghiệp bằng con Mốc, tên nó là Nâu, bây giờ người ta đồn nó bị bệnh Aids rồi, nên hàng cơm bà Năm Thêu bị ế ẩm, không ai dám ăn, cảnh nhà càng khốn khổ.

- Trời ơi ! cô Nâu bị..bị…??

Vợ anh lập lại:

- Bị bệnh Aids, tội con bé qúa hở anh? Bé Mốc hồi mới lớn, mới trổ mã đã đi bán bia ôm, làm gái rồi, nhưng kiếm tiền sao cho xuể với người mẹ ham mê bài bạc quanh năm suốt tháng. Trước sau gì cũng đi đến bước đường cùng này thôi.

Trong lời nói và cử chỉ của vợ, Khoa tin là Huyền không hề hay biết gì chuyện tình cảm của anh và cô Nâu. Bà Năm Thêu dù là người tệ hại thế nào, ít ra cũng biết giữ lời hứa, không xì ra chuyện anh đã ngủ với con gái bà, mà nói ra thì mẹ con bà cũng mang tiếng xấu chứ hay ho gì. Có lẽ đó mới là cái “tình làng nghĩa xóm” của bà, mà anh mong muốn nhất.

Bây giờ Khoa đã hiểu vì sao bà Năm Thêu đon đã hỏi thăm anh, mời anh ăn cơm hàng nhà bà và gài độ cho cô Nâu, đứa con gái đã từng bán thân nuôi miệng, nuôi cả gia đình, đến với anh, như một đứa con gái trong trắng con nhà nghèo hiền lành, để anh lọt vào cạm bẫy tình yêu của mẹ con cô.

Bây giờ anh cũng hiểu con bé Mốc thuở lên 13, không hề là đứa trẻ ngây thơ, nó đã tinh ranh, biết rình rập khi anh tắm và khi vợ chồng anh vào phòng ngủ.

Thảo nào khi hai người gần gũi, cô Nâu đã tỏ ra rất nhiệt tình, biết cách làm cho anh thêm say đắm.

Suốt mấy tuần lễ cô Nâu mang cơm cho anh, cô đã đóng vai kịch con nhà nghèo, ngây thơ, thật xuất sắc, qua mặt thằng đàn ông thật thà và nhiều tình cảm như anh dễ dàng. Những giọt nước mắt, những lời thổn thức yêu đương của cô dành cho anh, có lẽ cô cũng từng dành cho nhiều người đàn ông khác để làm họ hồn siêu phách tán. Đó là nghề của cô.

Khoa thấp thỏm lo âu lén vợ đi thử máu, xem có dương tính HIV không, có bị lây nhiễm từ cô Nâu không? mặc dù một năm qua anh không thấy có dấu hiệu gì khác lạ cho sức khỏe.

Kết qủa thử máu làm anh sung sướng như vừa được cứu sống từ cõi chết, anh bình thường không hề bị HIV.

Có thể cô Nâu bị bệnh HIV nhưng may mắn cho anh đã không bị lây nhiễm? hoặc có thể sau khi chia tay anh cô Nâu mới bị bệnh HIV, khi cô giao tiếp với những người đàn ông khác??

Thôi, dù vì lý do gì anh cũng hãy cảm tạ thượng đế đã che chở cho anh an toàn sau một cơn sốt tình mê dại.

Anh đã trả gía cho cơn sốt tình ấy 10 ngàn đô la, qúa đắt so với “gía cả” bình thường của cô Nâu “đi” với những người đàn ông khác, và suýt nữa bằng cả sinh mạng của anh và vợ anh, cũng như tương lai của hai con sẽ ảnh hưởng không biết tai hại đến chừng nào.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

( June 19, 2011)



_____________________________________________________





Mời coi thêm