Tin học Bến tre, Vi tính Bến Tre, Laptop Bến Tre, Sửa chữa Lắp ráp cài đặt máy vi tính, Phục hồi ảnh cũ, Hướng dẫn Dựng đĩa Phim Nhạc ảnh Kỹ thuật số , Dịch vụ liên quan đến vi tính tin học.
|
@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @ Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động @Phone: 016.460.460.22 |
Đàn Bến Tre Chuyên mua bán trao đổi, sửa chữa và các dịch vụ liên quan đến âm thanh nhạc cụ trong ngoài nước. |
-
7. Huế Xưa - Như Quỳnh, Thành An 8. Từ Độ Ánh Trăng Tan - Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn 9. Hồi Chuông Xóm Đạo - Đ...
-
NHƯ DÒNG THÁC CHẢY RA BIỂN ... Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh Tác giả Matthieu Ricard (Plai...
-
Dâng Lễ Ngày Xuân -Diệu Hiền http://youtu.be/k69a8q_ckCM Chúc xuân http://youtu.be/4MeGzJAy1wo Chúc xuân - Ban AVT http://you...
-
Cùng các bạn, Tha từ trên mạng một số bài đọc hay, chia sẻ cùng nhau đọc. PKN AN GIANG, NGÀN XANH BÁT NGÁT NGHỀ ĐƯ...
-
Lòng Xuân Từ câu thơ 423 đến câu 462 Thơ : Nguyễn Du (1766-1820). Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 17 Novembre 2006 Ca Sĩ : M...
Tin học Vi tính Laptop Bến Tre - Máy tính xách Tay Bến tre
Tân Nam Xương
Lắp ráp máy vi tính mới + Sửa chữa + Nâng cấp + Cài đặt Phục hồi ảnh cũ Hướng dẫn: @Tin học Văn phòng @Lắp ráp cài đặt máy vi tính Hướng dẫn và cài đặt: *Soft *Nhạc *Hình*Game cho điện thoại di động Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động @Đồ họa @Corel @Photoshop @WEB SITE BLOG @Games @Software @Drivers |
ANH HÀNG XÓM (Phương Lan)
CỔ HỌC TINH HOA 5
LỜI BÀN:Cứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lý, thì một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt được xác thêm ít nhiều tiền, mà lấy ngay xác về, còn một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chớ có coi sự chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người ta. Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không được tiền, mà lại còn phải tội nữa. Nhưng khốn thay! Lý sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều được cả. Cho nên Đặng Tích mới có chốn xúi bẩy được cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lợi cho mình. Thế tức là cái chủ nghĩa “hai phải” ngụy biện, rất hại cho dân gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lý tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lý, tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt thì mới yên dân, lợi nước được. Người trị dân tưởng phải thấu cái tình, để xét cái lý, mới là người trị dân sáng suốt vậy.(1) Tên sông, chảy ở địa phận Hà Nam (Trung Quốc)(2) Quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu, một nhà luật pháp giỏi
LỜI BÀN:Sự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi, không rõ hẳn được cái giá trị của nguời được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói gì yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho ra thế kia. Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu. Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười. Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy thường yêu ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Sự yêu, ghét làm cho ta thiên và nhầm như thế, cho nên ta muốn công bình, khi yêu khi ghét phải nên rõ cái giá trị của người được yêu hay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho người ta mới được.(1) Người thời Xuân Thu, làm quan Đại phu nước Vệ.(2) Một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ(3) Chính mình không được làm như vậy mà cứ làm càn
Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công, làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi, mà cảm hóa được quân vương.
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Câu này hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.(2) Thôi hãy buông ra: Cứ theo sách Án Tử Xuân Thu thì là “Tòng quả nhân thủy” (Khởi tự ta ra), theo Hàn thi ngoại truyện thì lại là túng chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để cho ăn nghĩa với câu trên.(3) Đời xưa bao nhiêu tội nhân đã hạ xuống ngục tối là phải xử tử cả.(4) Chỉ nhân dân trong nước.
Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái thế phải thế, cái chính sách tự lo cho mạnh mới là toàn bằng cái lý ở mình. Vì rằng mình tự vào người, tất mình khinh mà mình phải e nể. Đã gặp cái cảnh khinh, cảnh e nể không chóng thì chầy an toàn sao cho được. Đã đành rằng, nước nhỏ phải nể nước lớn, cũng là một cách giao tế không thể thiếu được. Nhưng đây vì Văn Công chỉ chăm chăm việc thờ kẻ mạnh, nên ông Mạnh mới bảo như thế. Mà phải thật, người lãnh đạo dân đã cùng dân cùng sống chết cả dân cũng can tâm cùng sống chết cả. Thế là cả nước một lòng, cái sức mạnh vô hình ấy, hồ dễ nước nào đã dám xâm phạm. Đã được như thế có việc gì phải sợ hãi ai.Tuy vậy, thời thế ngày nay, có phần khác xưa, nội trị dù có đầy đủ, ngoại giao càng cần phải sáng suốt khôn ngoan thì nước mới đứng vững ở trên thế giới này được.
Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh hoặc vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy. Người phải sợ người hơn là sợ hùm beo, sư tử, người đồng loại, kẻ đồng nghiệp sợ lẫn nhau hơn là sợ người ngoài? Tại sao? Tại chỉ có cùng nhau một loài, cùng nhau một nghề mới phải cạnh tranh đá chọi lẫn nhau. Mà đã cạnh tranh nhau, tất hay dòm dỏ nhau, tìm cách hại lẫn nhau để cầu lợi cho mình, thậm chí tàn sát nhau đến chôn sống hàng vạn quân, giết chết hàng triệu người mà vẫn không chán. Thảm thương thay! Người lại hại người!
---------------------------------------------------------------------
Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khi nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đã được. Đợi nó đánh nhau, một con chết, một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mới bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy.Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế. Tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn; tuy có điều khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.
Ta hái khóm rau vi.
Kẻ bạo thay kẻ bạo,
Còn biết phải trái gì!
Đời cổ thoáng qua rồi,
Biết đâu mà quy y
Than ôi! Đành chết vậy.
Thật vận mệnh ta suy
2. Bí quyết thành công cốt ở nhất định không thay đổi mục đích.
3. Đã có cái kiến thức can đảm phi thường, nhất quyết làm được sự nghiệp phi thường.
4. Đem sự hiểu biết tinh tường, dùng hết tâm trí bền bỉ, vận cả toàn lực tinh tiến vô cùng, thì có việc gì mà không làm được. Người ta sống một cách nay lần mai lữa, suốt đời không được việc gì, chỉ tại không có chí.
5. Ý chí kiên nhẫn có thể chinh phục được hết thảy các thứ tự nhiên trong vòng trời.
CỔ HỌC TINH HOA 4
33 NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆT Hai vợ chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng giày, vợ khéo đan mũ, muốn đem nhau sang kiếm ăn ở nước Việt.
Có người đến bảo rằng: “Vợ chồng nhà bác đi chuyến này thế nào cũng cùng khổ.
Người nước Lỗ hỏi: Sao bác lại nói thế?
Người kia bảo: Giày dùng để đi, mà người Việt đi chân không, không thích đi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu không, không cần đội mũ. Vợ chồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ở nước người ta, người ta không dùng đến tài nghề của mình, thì làm thế naò mà không khốn cùng?”
Hai vợ chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang nước Việt nữa.
(Hàn Phi Tử)
Lời bàn:
Đến chỗ đi đầu không, mà bán mũ, đến chỗ đi chân không mà bán giày thì cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc cho mình mà lại còn để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ở mà ở chớ đem đàn mà gảy ta trâu thì có ích chi.
Giải nghĩa:
Việt: tên nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bây giờ.
Úc ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:
-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.
(Lưu Cơ)
Lời bàn:
Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tự mình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Song người có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít, chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.
Giải nghĩa:
Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam bây giờ.
Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.
Nhung phục: Y phục nhà binh.
Úc ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc ly Tử mà nói trong bài này.
Đại nạn sắm thuyền xa ...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.
Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.
Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!"
Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. Người ấy gầy mà lắm râu. Người ấy xinh đẹp. Người ấy tuổi tác và chống gậy..." Ðến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó đem bầy ra cho xem. Lúc khác về, nó lén đến gõ các thứ ấy, mà nói: "Những cái này có khi bằng đồng mà sao nó đen xì lại như thế này!" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc, để chữa lại thì nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chỉa trở lên cả, không có cành nào mọc chúc xuống đất." Cả nhà ai cũng phải phì cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.
Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như thế cả.
Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu đấy, nói đùa với nó rằng: "Mày có vẽ được không?"
A Lưu đáp: "Khó gì mà không vẽ đươc." Ông bảo vẽ thì A Lư vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần, như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thấy vậy thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả.
Tự bấy giờ, ông dùng dến A Lưu luôn không lúc nào là rời ra nữa. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.
LỜI BÀN:
Quét nhà suốt buổi không sạch được cái buồng con, trồng cây lúc ăn cơm, nhổ cả cây đem vào, người mà ngốc như thế, thì bảo còn dụng làm được gì nữa! Tuy vậy không nhớ tên người, chỉ nhớ hình người, thấy cành mọc lên, không thấy cành chúc xuống, xem đồ vật biết phân biệt đồng hay đất, thế đủ hay A Lưu có cái trí khuynh hướng về nghề vẽ vậy. Ôi! gỗ mục vứt đi người kiếm củi vẫn nhặt, đá cuội là xấu, tợ ngọc vẫn dùng, trong trời đất thì không có vật gì là vật bỏ đi, huống chi là người ta tinh khôn hơn vạn vật, lại không được một điều gì khả thủ ư? A Lưu ngây dại, tưởng là người bỏ đi, thế mà được nổi tiếng về nghề họa, cũng nhờ ông Nguyên Tố có lượng bao dung, biết dụng nhân như dụng mộc. Xem bài này thì cha mẹ dạy con, thầy dạy học trò chẳng nên tìm rõ cái sở trường của mỗi đứa mà dẫn dụ, mà luyện tập nó mặt ấy, ngay tự lúc còn trẻ tuổi, để cho nó may có cơ thành tài được ru! Ðã đành: Thiên địa vô khí vật, thánh nhân vô khí nhân, nhưng cốt phải biết: nhân tài nhi đốc, (tùy theo cái tài mà bồi bổ khải phát cho nẩy nở ra) thì tài mới thành được.
CHÚ THÍCH:
Tiểu đồng: thằng nhỏ giúp việc.
Chữ châu: lối chữ nho viết phân minh từng nét.
Ðược một lúc, người ấy bới trong hố, lại thấy cái búa. Thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng ngôn ngữ cử chỉ không một tí gì giống đứa ăn trộm búa nữa.
LỜi BÀN:
Người ta khi mất một cái gì, thì một mất mười ngờ. Mà khi trong bụng đã ngờ vực thì các ngoại vật cũng theo đấy mà biến đổi đi cả. Phàm tâm trí mình đã cảm giác làm sao, thì tự mình lại tưởng tượng một cái cảnh sắc hợp như thế. Người mình vui, thì mình thấy sự vật ngoài hình như cũng vui, người mình buồn thì mình thấy sự vật ngoài cũng buồn. Chẳng qua là tại tự mình in trí như vậy, chớ ngoại vật hồ dễ đã có mối liên lạc mật thiết với mình mà thật thay đổi như thế đâu! Cái tâm chuyển thời hết thảy muôn pháp đều chuyển theo. Cho nên tâm cần phải chính. Tâm có chính thì tư tưởng hành vi mới thoát khỏi tà khúc được.
Ðứa con nói: "Thưa cha, không đắp ngay tường lại, e có trộm vào."
Người láng giềng thấy tường đổ, cũng nói: "Này bác, không đắp ngay tường lại, e có trộm vào."
Tường chưa kịp đắp, tối hôm ấy, nhà anh ta quả nhiên mất trộm thật.
Anh ta khen đứa con là khôn ngoan biết trước, mà người láng giềng là gian giảo làm xằng.
Cùng một câu nói: con nói thì khen là tinh khôn, láng giềng nói thì ngờ là trộm cắp, bởi tại cớ làm sao? Tại con thì tình thân, cho nên không có bụng ngờ, láng giềng là tình sơ, cho nên sinh ra ngờ vực. Thế cho nên phận sơ mà câu nói thân, thì thế nào cũng làm cho người nghe mình đem lòng nghi ngờ.
(Hàn Phi Tử)
LỜI BÀN:
Bài này cốt dạy ta phải thận trọng câu nói. Người láng giềng đây sở dĩ mà để người nhà giàu ngờ vực, là vì không được thân với người ta, mà nói một câu ra chừng thân lắm, muốn lo việc của người như việc của mình, coi việc thiết đến người cũng như thiết đến mình vậy. Cho nên gặp người đáng nói mà không nói là bỏ hoài mất một người, thì gặp người không đáng nói mà lại nói, chẳng những làm phí mất lời nói, mà lại để cho người ta sinh nghi tình ra nữa!
Đức Khổng Tử nói: “Do, nhà ngươi phụng sự song thân rất là phải. Lúc người còn thì hết lòng phục dưỡng, lúc người mất, thì hết lòng thương tiếc.”
(Gia Ngữ)
Lời Bàn:
Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, “nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi”, như thế cũng là bất hiếu, cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được. Vì rằng làm con mà được còn có cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời, mà cũng là có duyên có phúc nữa.
Giải nghĩa:
Tử Lộ: Người thời Xuân Thu, học trò đức Khổng Tử, tính hiếu thảo, hùng dũng có tài chính sự.
Bóng qua cửa sổ: Bóng đây là bóng mặt trời, ý nói thời giờ chóng qua cũng như câu ngựa phi qua khe cửa.
Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng: “Lúc nãy con có tội, để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo”.
Nói xong, lùi xuống vừa gẫy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữa.
Đức Khổng Tử nghe thấy chuyện, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào.
Tăng Sâm tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà Ngài giận.
Đức Khổng Tử nói: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, thì ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng là bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình để chiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá như cha đánh quá tay mà chết mất, thì có phải là làm cho cha mắc tội không, tội bất hiếu còn gì to hơn nữa.”
Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là nhầm lỗi, đến tạ tội đức Khổng Tử.
(Thuyết Uyển)
Lời bàn:
Người làm con có hiếu thì dẫu vì cha mà phải hy sinh tính mạng cũng không có gì là quá tạm. Song, liều mình mà cứu cha mẹ trong khi nguy cấp là chí hiếu, thì để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến tính mạng, thì chẳng những là bất hiếu mà còn mang tiếng là hãm cha mẹ vào tiếng bất từ nữa. Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, Ông Thuấn cũng hiếu nhưng biết phải trái. Kẻ làm con, khi thấy cha mẹ làm trái còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay ủy khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.
Giải nghĩa:
Bất từ: Không có lòng thương yêu con.
Thuyết Uyển: Bộ sách 21 quyển của Lưu Hướng đời Hán soạn, ghi chép những việc đạo đức đáng dạy người ta.
Dương Chấn bảo: “Trước tôi biết ông là người khá, mới cử ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi, còn đem vàng tới cho tôi ư.”
Vương Mật cố nài, thưa rằng: “Xin ngài cứ nhận cho, bây giờ đêm khuya không ai biết.”
Dương Chấn nói: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo là không ai biết.”
Vương Mật nghe nói, xấu hổ, lùi ra. Dương Chấn thật là một ông quan thanh liêm, chỉ chăm việc dân, việc nước không tham nhũng, không làm giàu cho mình, ông thường nói: “Làm quan mà để được cái tiếng thanh bạch cho con cháu, chẳng quý hơn tiền của ruộng nương lại cho chúng ư?”
(Hậu Hán Thư)
Lời bàn:
Làm quan như ông Dương Chấn, đối với người mình đã đề bạt, không cần ơn, đối với người dân, mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng rõ rệt như lúc thanh thiên bạch nhật, cũng là một ông quan thanh liêm, làm gương cho bọn quan gian tham, lại nhũng muôn đời ư!
Làm quan mà vơ vét cho nhiều, chính mình có chắc đâu sẽ giữ được, huống chi còn mong để lại cho con cháu. Như thì để lại cho chúng cái tiếng thanh bạch, thơm tho muôn thuở, chả hơn là cái của phi nghĩa, chỉ tổ làm cho chúng kiêu sa, dâm dật, rồi đi đến bại vong ư.
Công Nghi Hưu nói: Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phái giúp việc người. Giúp việc người, lỡ làm trái phép thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng nhưng không có cá biếu, mà đến cá mua lấy cúng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá, chính là ta muốn được có cá ăn láu dài mãi mãi đó.
Ông Lão Tử xưa có câu rằng: Để thân mình lại sau, thế mà thân mình đứng trước; gác thân mình ra ngoài, thế mà thân mình vẫn còn”. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng mà được thoả lòng riêng của mình ư?
(Hàn Thi Ngoại Truyện)
LỜI BÀN
Làm quan như Công Nghi Hưu thật là thanh liêm. Dù đến con cá (trong sách không nói rõ cá gì), là vật nhỏ mọn mà ông cũng còn cân nhắc không chịu nhận. Ông hiểu cái lẽ rằng: Người ta vị mình mà chiều mình, chỉ được có 1 thời, sao cho bằng chính mình trọng lấy mình, mới là kế lâu dài mãi mãi. Thiên hạ chưa lo đến mà mình đã lo trước cho thiên hạ; thiên hạ đã vui rồi, mà mình mới vui sau thiên hạ, thế là mình gác thân mình ra ngoài để thân mình lại sau, mà không có điều gì riêng tư vậy. Khi thân mình lại đuốc trước, lại vẫn còn, thì lòng riêng gì của mình mà không thoả. Nếu làm quan mà chỉ chăm chăm hại người để cầu lợi riêng cho mình, thì người còn, bụng chết tự cho là sướng, mà kỳ thật có gì sung sướng đâu?
CHÚ THÍCH
Công Nghi Hưu làm tướng cho Mục Công nước Lỗ đời Chiến Quốc. Ông là người tính khí điềm đ ạm, công minh giữ phép, không cùng dân tranh lợi.
Tử Hãn nói: "Người cho ngọc là của báu, ta cho tính không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên cùng mất cả của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Ai giữ lấy của báu của người ấy, như thế của báu của hai người đều còn cả, thì những là hơn ư!"
Người biếu ngọc, cúi đầu thưa: "Chúng tôi là thường dân mà lại có ngọc này, chỉ sợ bị trộm cướp mà có khi hại đến thân."
Tử Hãn thấy thế, lưu người ấy lại, gọi thợ ngọc đến giũa ngọc, bán được tiền rồi, bèn đưa cho người ấy để làm giàu.
(Tả Truyện)
LỜI BÀN:
Đã là người, ai cũng có hiếu thượng, cái hiếu thượng ấy tức là của báu của mình. Nhưng hiếu thượng không ai giống ai. Người kiến thức thô bỉ, thi hiếu thượng thô bỉ, người kiến thức cao minh, thì hiếu thượng cao minh. Kẻ dâng ngọc, chi biết ngọc là báu, nhưng người không nhận ngọc, lại cho thanh liêm mới là báu. Làm quan mà ai cũng có tính nhất quyết không nhận lễ vật cua dân như Tử Hãn, lại có trí hiểu rõ được nguyện vọng của dân như Tử Hãn, có bụng che chở gây dựng cho dân như Tử Hãn nói trong truyện này, thì dân nào chẳng kính, chẳng trọng, chẳng yêu quan như cha mẹ, sợ quan như thần minh!
CHÚ THÍCH:
Tư thành: quan coi thành.
Hoa Hâm chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm ái ngại, thuận cho Một mình Hoa Hâm nói: "Không nên. Ðang bước nguy hiểm; sinh, tử, họa, phúc có nhau, ta đi bấy nhiêu người cũng như một người vậy. Bây giờ, vô cớ nhận một người lạ, lỡ khi xảy ra việc gì, thì có bỏ được người ta không?"
Chúng bất nhẫn, cố nói với Hoa Hâm cho người kia cùng đi. Hoa Hâm bằng lòng.
Người kia đi được một quãng đường, chẳng may sa chân ngã xuống giếng. Cả bọn muốn bỏ mặc, để đi cho rảnh thân. Một mình Hoa Hâm nói: "Không nên. Người ta cùng đi với mình là người bọn mình. Người ta gặp sự chẳng may như vậy, mà mình bỏ người ta sao cho đành."
Nói rồi, bảo bấy nhiêu người cùng ở lại vớt người kia lên. Sau cứu mãi không được, Hoa Hâm lại bảo phải ở lại mai táng chu tất rồi mới đi.
LỜI BÀN:
Vô cớ cho một người lạ nhập bọn, nghĩa cũng không nên, một là e xẩy ra sự gì thì hại đến thân mình, hai là sợ không được thủy chung với người tạ - Ðã nhận người ta đi với mình một bọn, giữa đường người ta gặp sự chẳng may mà bỏ mặc người ta, nghĩa lại càng không nên lắm, vì như thế là bạc ác bất nhân, chỉ biết nhau trong lúc vô sự, đến khi nguy hiểm rồi lại bỏ nhau. Biết được cái đạo không nên nhận và cái đạo đã nhận như Hoa Hâm đây mới thực là người hiểu rõ chữ "Nghĩa" tức là hiểu việc nên làm thế nào mới là phải vậy.
GIẢI NGHĨA:
Hoa Hâm: Người cuối đời nhà Ðông Hán, học giỏi, làm quan đến chức Thượng thư lệnh.
Chúng: Nhiều, đây chỉ bọn người cùng đi với Hoa Hâm.
Bất nhẫn: Không nỡ, không đành để như thế.
Quản Trọng nói: "Ngươi không rõ, để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế. Ta ở chỗ chợ búa thường bị lắm kẻ nạt dọa, Bảo Thúc không cho ta là hèn nhát, biết ta có lượng bao dong. Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúc không may, cho nên công việc thành hay bại. Ta ba lần ra làm quan, bao lần bị bãi, Bảo Thúc không cho ta là bất tiếu biết ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi. Ta ra trận ba lần, đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta còn có mẹ già phải phụng dưỡng. Ta nhẫn nhục thờ vua Hoàn Công, Bảo Thúc không cho ta là vô sỉ, biết ta không giữ tiểu tiết, có chí làm ích lợi cho cả thiên hạ... Sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc. Mà đối với người biết mình, mình đem cả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đã thấm vào đâu!"
(Thuyết Uyển)
LỜI BÀN:
Khó thật! Ở đời mình giao thiệp với nhiều người, bè bạn tưởng vô số, nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỷ. Thế nào là tri kỷ? Tri kỷ là người biết mình, nghĩa là đồng thanh, đồng khí, đồng chí, đồng tâm với mình, chơi với mình rất thân thiết, bao bọc che chở cho mình, lúc sống cùng hưởng, họa cùng đau, lúc chết, tưởng cho chết với nhau cũng không hối. Quí thật! Người tri kỷ! cho nên cổ nhân có câu nói: "Ðắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận" nghĩa là ở đời có được một người tri kỷ cùng không còn ân hận gì nữa; lúc sống, có được một người biết mình, thì mình chết cũng không lấy làm uổng đời.
GIẢI NGHĨA:
Bảo Thúc: Tức Bảo Thúc Nha thường còn gọi là Bảo Tứ, người giỏi nước Tề, tiến Quản Trọng cho Hoàn Công dùng.
Quản Trọng: Tên là Di Ngô, người nước Tề, làm tướng giúp Hoàn Công giỏi có tiếng.
Quẫn bách: Túng bấn không biết xoay xở thế nào cho đủ tiền tiêu dụng.
Bất đắc dĩ: Không sao làm khác được như thế.
Bao dung: Rộng lượng, không chấp những điều người ta phạm lỗi với mình.
Bất tiếu: Người không ra gì.
Phụng dưỡng: Nuôi nấng tôn kính.
Nhẫn nhục: Nhịn được những sự khó chịu đến mình.
Vô sỉ: Không biết xấu hổ.
Huống chi: Lại thêm một lẽ nữa.
Có một người nước Yên lúc sinh, thì sinh ở nước Yên; lúc lớn lên, thì sang ở nước Sở; lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi ngang qua nước Tấn (gần nước Yên), bạn cùng đi đường, chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: "Ðây là thành nước Yên". Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. Chỉ vào nền xã, nói: "Ðây là nền xã làng anh". Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà, nói: "Ðâu là nhà của ông cha anh". Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: "Ðây là mồ mả ông cha anh". Anh ta òa lên khóc. Bọn cùng đi, ai nấy phì cười, nói: "Chúng tôi nói đùa đấy. Ðây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên". Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn. Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cử mồ mả của ông cha, thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.
(Liệt Tử)
LỜI BÀN
Thường khi người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy dẫy hiện ra ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng lầm, thì sau nầy không còn được như trước. Một người đã đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa. Chẳng khác nào như người nước Yên nầy, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồi. Cho nên đối với tính tình, người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tính tình dùng mới chính đáng và thuần túy được. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lý hội tính tình cả.
GIẢI NGHĨA
Yên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trực Lệ và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).
Sở : Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
Cố quốc: Nước nhà khi mình ở nước ngoài thì gọi là bản quốc và cố quốc.
Thành: Nơi đắp cao, quân đóng ở trong để giữ cho một tỉnh hay một xứ được bình yên.
Xã: Nền đất đắp lên để tế hậu thổ.
Sau Tử Nghi được lên làm tướng thay Tử Thuận, Quang Bật sợ Tử Nghi hại mình, quả cảm đến nói rằng: "Phần tôi chết cũng cam tâm, nhưng xin rộng lượng đừng hại đến vợ con tôi là kẻ vô tội."
Tử Nghi thấy nói chạy ngay lại, cầm tay Quang Bật thưa rằng: "Tôi đâu dám đem lòng oán hận riêng mà nỡ hại ông. Hiện nay trong nước loạn lạc, vua tôi lo và nhục, không ông thì không ai gánh vác nổi việc thiên hạ."
Nói xong nước mắt ràn rụa, rồi lại lấy những điều trung nghĩa khuyên răn, và lập tức cất Quang Bật lên làm chức Tiết độ sứ.
Từ đó hai người tuyệt nhiên không chút nào ghen ghét, ngờ vực nhau, chỉ cùng nhau một lòng đánh giặc, yêu dân, giúp vua trị nước.
LỜI BÀN
Thù riêng cá nhân là việc nhỏ mọn, nghĩa công đối với cả nước là việc rất trọng. Biết quên thù riêng để làm nghĩa công như Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật, thực là đáng khen vậy. Nghĩ đến thân, đến nhà trước, đến quốc gia sau cũng là nghĩa, song nghĩa hẹp mà gọi là tư. Nghĩ đến quốc gia trước, đến thân, đến nhà sau cùng là nghĩa song nghĩa rộng mà gọi là công. Quốc gia hay, hay dở, một kẻ bình dân cũng có trách nhiệm, huống chi là người gánh vác được việc quốc gia như Tử Nghi và Quang Bật. Ôi! nước là cái thành để giữ thân, giữ nhà không biết trọng nước tức là khinh thân, khinh nhà vậy. Tiếc thay cho những kẻ chức trọng, quyền cao, đối với thân, với nhà, thì việc nhỏ mọn cũng lấy làm lo lắng quan tâm, mà đối quốc gia thì việc dù to lớn đến đâu cũng xem thường, xem khinh, chỉ thù hằn nhau, khuynh loát nhau, không biết đồng tâm hiệp lực lo liệu việc dân việc nước, thật là lầm to vậy.
GIẢI NGHĨA
Ðường: Một nhà thống trị nước Tàu 618-901 sau CN.
Cừu địch: Người thù hằn đối đầu với mình.
Ðàm đạo: Ðàm: bàn; đạo: nói.
Quả cảm: Bạo dạn không còn do dự e sợ gì.
Cam tâm: Cam: ngọt; tâm: lòng, vui lòng mà chịu việc gì thiệt hại khổ sở đến mình.
Việc thiên hạ: Ðây là việc cả nước.
Tiết độ sứ: Tên quan đời nhà Ðường được quyền tự chủ coi một địa phương về việc chính trị, lý tài.
Tuyệt nhiên: Thôi hẳn không còn một tí nào nữa.
Rồi lập tức ra lệnh rằng: "Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến bứt đứt giải mũ là chưa được vui".
Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, được vui vầy ổn thỏa.
Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Ðánh luôn năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan võ, liều sống, liều chết xông ra trước và đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy lại hỏi: "Quả nhân đãi nhà người cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?"
Viên quan thưa rằng: "Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy".
Ðào Ngột (Sở Sử))
LỜI BÀN
Ông vua không làm tội người công thần ghẹo cung nữ thực là có độ lượng, bao dong được lỗi của người. Người ghẹo cung nữ không quên cái ơn đã chịu, tìm cách để báo đáp, thực là có nghĩa, tỏ được cái bụng trung thành với người gia ơn. Có vua ấy tất có tôi ấy, vua tôi như thế thì nước đời nào mất được.
GIẢI NGHĨA
Dung người được báo: Rộng lượng tha lỗi cho người, được người tìm cách báo đền.
Thừa cơ: Nhân dịp tốt.
Cung nữ: Con gái đẹp hầu vua ở trong cung. Quả nhân: Tiếng vua tự xưng với thần hạ và lấy ý khiêm tốn là người ít đức.
Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
Hiến: Dâng, biếu.
Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng: "Xin tiên sinh nói gì cứ nói thẳng đừng thí dụ nữa".
Huệ Tử nói: "Nay có một người ở đây không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tình trạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng cái nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không?"
Vua nói: "Hiểu làm gì được".
"Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, có lẫy, thì người ấy có biết được không?"
Vua nói: "Biết được".
Huệ Tử nói: "Ôi! Khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết, để khiến người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng thí dụ nữa thì tôi không sao nói được."
Huệ Tử
LỜI BÀN
Cái cung, cái nỏ khác nhau nhiều, nhưng lấy cái cung nói với người đã biết cung để khiến cho biết được cái nỏ, thì may người ấy ý hội cũng được ít nhiều. Phàm dạy bảo người ta điều gì, là cốt ý làm cho người ta hiểu được điều ấy, mà muốn cho người ta dễ hiểu, không gì bằng thí dụ, nghĩa là nhân cái người ta đã biết mà dd*a dạy vào cái người ta chưa biết. Cái phương pháp giáo dục tối tân bây giờ "qui nạp" hay "phu diễn" cũng lấy thí dụ làm cốt. Người ta đã nói: "Một quyển sách không có thí dụ chỉ là một bộ xương mà thôi". Câu Huệ Tử nói: "Ðem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết", thực là ám hợp với cái lối học tối tân đời nầy.
GIẢI NGHĨA
Lương: Một nước chư hầu mạnh đời Chiến Quốc, tức là nước Ngụy ở vào địa phận Hà Nam và Sơn Tây bây giờ.
Tiên sinh: Bực có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy được mình. Hay dùng chỉ thầy dạy học hay người đáng quý.
Huệ Tử: Tên một thiên sách của Huệ Thi người thời Chiến Quốc, bạn với Trang Tử.
CỔ HỌC TINH HOA 3
«Cứ theo lễ đi xe qua chỗ ba người, thì phải xuống, qua chỗ hai người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Nay quân, dân nước Trần sửa sang cửa thành biết bao nhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm sao?»
«Nước mất, mà không biết, là bất tri ; biết mà không lo liệu, là bất trung; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng. Số người nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì bảo ta kính làm sao được!»
- Trần : một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào địa phận Hà Nam và An Huy, bây giờ.
- Sở : một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
- Tu bổ : sửa sang chữa lại.
- Bất tri : ngu dại không biết phải trái.
- Bất trung : chểnh mảng không hết lòng với vua với nước.
- Bất dũng : không có can đảm khí phách
- Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng Đức Khổng Tử vốn là người hay giữ lễ, nên thầy Tử Cống mới hỏi. Đức Khổng Tử đáp thế ý hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như không còn ai biết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như không, ngài không kính rất là phải, vì rằng : « Ngu dân bách vạn vị chi vô dân » nghĩa là nhân dân ngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có người dân nào.
- Dài quá thì… : câu nầy có ý nói đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, thường hay đắp đổi cho nhau. Thí dụ như ngày hạ chí là ngày dài nhất trong năm, thì những ngày sau ngày hạ chí tất cứ mỗi ngày một ngắn dần lại; ngày đông chí là ngày ngắn nhất thì những ngày sau ngày đông chí lại dài dần mãi ra.
- Kinh : cũng là tên nước Sở.
- Trần : một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào địa phận Hà Nam và An Huy, bây giờ.
- Triều thần : quan tại triều.
- Súc tích : chứa chất để dành.
- Phục dịch : làm các công việc vua quan như làm đường sá, đắp thành lũy,v.v…
- Bài nầy có hai đoạn. Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi mà thực là ngược, có lắm cái cho là ngược mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó phân ! Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn đắp đổi cho nhau là mới đoán trúng được. Như người sứ đây, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lý đoán mà biết rõ được cái tình hình ở bên trong thực là người cao đoán vậy.
- Kiềm : nước Sở thời Chiến quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam bây giờ.
- Hiếu sự : hay bày việc, sinh việc.
- Thần vật : loài vật quái lạ.
- Giáng sinh : ngu dại không biết phải trái.
- Bài nầy có ý nói : Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ ; đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa. Nhưng bài nầy lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nỗi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ thường hay dùng hai chữ « kiềm lô » (lừa đất Kiềm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ.
« Ta đánh đàn đến cả quỉ thần cũng phải say mê, thế mà vua không biết cho ta ! »
« Vua thích nghe sáo mà bác đánh đàn, cho đàn bác hay đến đâu, nhưng vua không thích thì làm thế nào được ? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu danh ở nước Tề nầy vậy ! »
- Tề : một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
- Công danh : công là khó nhọc mà được việc; danh là tiếng tăm; công danh đem sự khó nhọc ra để được danh giá.
- Mỉa : có ý bới móc đến chỗ sai lầm, không hay của người ta.
- Đem đàn ra đánh cho người thích sáo nghe, mà cầu cho người ta ưa mình, thì chẳng là khờ vụng lắm ư ! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố cái tài, thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không. Bằng không, mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không được, mà lại để thiên hạ người ta chê cười nữa.
- Tề : một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
- Đông quách tiên sinh : bây giờ các nhà làm văn thường dùng bốn chữ nầy để chế những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Chính nghĩa bôn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông quách hay ở ngoài thành phía đông (Đông quách).
- Lạm dự : ăn may mà được hưởng một phần quyền lợi quá tài đức mình.
- Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp mà được làm quan có khác gì Đông quách tiên sinh nói trong truyện nầy ? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chớ đến khi khảo sát từng người thì tài nào mà không bị thải !
- Lỗ : một nước chư hầu nhỏ, thời Xuân Thu Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
- Việt : tên các nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bây giờ.
- Cùng khổ : khốn khổ, khổ sở.
- Khốn cùng : quẫn bách hết cách xoay xở.
- Đến chỗ đi đầu không mà bán mũ, đến chỗ đi chân không mà bán giày, thì cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc cho mình, mà lại còn để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ở mà ở chớ đem đàn mà gảy tai trâu có ích gì !
-
Hồng Nhan Bạc Mệnh KVK103 - Từ câu thơ77đến câu 118 Thơ : Nguyễn Du Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 2 juillet 2006 Ca ...
-
Gương Nhật Nguyệt CD-KVK301 - Từ 891 câu dến câu 928 Thơ : Nguyễn Du (1766-1820). Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 2 Déc...
-
Rày Gió Mai Mưa Từ câu thơ 307 đến câu 344 Thơ : Nguyễn Du (1766-1820). Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 29 Octobre 2006 ...
-
Tương Phùng CD-KVK501 - Từ câu thơ 1781 đến câu 1822 Thơ : Nguyễn Du Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 15 Juin 2008 Ca S...
-
Lòng Xuân Từ câu thơ 423 đến câu 462 Thơ : Nguyễn Du (1766-1820). Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 17 Novembre 2006 Ca Sĩ : M...
-
Phượng Liễn Loan Nghi CD-KVK601 - Từ câu thơ 2265 đến câu 2314 Thơ : Nguyễn Du Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 26 Août 2008 ...
-
Lai Sinh CD-KVK701 - Từ câu thơ 2779 đến câu 2820 Thơ : Nguyễn Du Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 10 Novembre 2008 Ca Sĩ : M...
-
Kính gửi anh Luông nghe cho vui.Nếu tiện thì cho các bạn cùng nghe với. Chúc sức khoẻ. Cảm ơn link nhạc hay của Trần Ngọc...
-
Phận Bèo Mây CD-KVK401 - Từ câu thơ1313 đến câu 1354 Thơ : Nguyễn Du (1766-1820). Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 16 Mars 200...
Mời coi thêm
-
DVTH Tân Nam Xương Vi tính Tin học - * Lắp ráp máy vi tính mới ** + Sửa chữa + Nâng cấp * *+** Cài đặt ** máy vi tính* + Phục hồi ảnh cũ + Hướng dẫn:* @Tin học Văn phòng ** @Lắp ráp c...
-
Điện thoại di động Bến Tre Tân Nam Xương - *Hướng dẫn và cài đặt: * **Sof* **Nhạc* **Soft* **Hình* **Game * [image: https://lh5.googleusercontent.com/-zfeabnUuXro/Sy9sFKehqKI/AAAAAAAAC3k/WltmK...
-
CÁC KIỂU BONSAI - [image: Bonsai đẹp quốc tế tháng 1/2013] *Bonsai wisteria* *[image: Bonsai đẹp quốc tế tháng 1/2013]* * Bonsai kiểu văn nhân* *[image: Bonsai đẹp quốc tế...
-
TNX Plugins photoshop – Vertus Fluid Mask 3.2.2 - Photoshop Plugins Đây là một Plugins dành cho photoshop chuyên dùng để tách nền ảnh , nó hoạt động phân tích vùng màu để tách nền khá hay. Nó có thể tác...
-
Tin học Bến Tre: Tạo Icon bằng chương trình Paint của Windows - Để tạo được Icon (biểu tượng máy tính) chúng ta thường phải sử dụng các chương trình có bản quyền và có khi còn phải bỏ tiền ra mua nữa . Tôi xin giới t...
-
DVTH Tân Nam Xương - - * Thư viện tranh ảnh động, flash* - * Thư viện Media* - * Thư viện Slide show Powerpoint* - * Thư viện icon* - * Thư viện Tranh Ảnh tườ...
-
Tin học Bến Tre Thư viện Media - Chuyện đọc: Hán Sở Tranh Hùng (Mộng Bình Sơn) Tin học Bến Tre Thư viện Media *Chiến tranh Hán-Sở (Hán Sở tranh hùng, 楚汉战争 Sở Hán chiến tranh, 楚漢相爭/争 Sở ...
-
Tin học Bến Tre Bài tập Photoshop - Ảnh nguyên liệu Ảnh thành phẩm Ảnh nguyên liệu Ảnh thành phẩm Ảnh nguyên liệu Ảnh thành phẩm Ảnh nguyên liệu Ảnh thành phẩm...
-
Tin học Bến Tre Nero 14 - Nero 2014 Platinum 15.0.02200 Final Full Serial + Patch *Nero* là phần mềm ghi đĩa nổi tiếng trên thế giới và tốt nhất hiện nay. Trong suốt thời gian phát...
-
Tin học Bến Tre: Project wedding vol 5 HD cấu hình thấp. - Wedding MMC vol 05 chuyển sang HD với một số thay đổi để chạy được trên máy cấu hình thấp, thích hợp cho các bạn mới làm phim, ít vốn. Cấu hình máy: P4 ...
-
-
DVTH Tân Nam Xương Học tập - Hướng dẫn: * @Tin học Văn phòng @Lắp ráp cài đặt máy vi tính * * Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số* *+** Ra ảnh dựng phi...
-
-
Vi tính Bến Tre Ghost Windows 10 - Bản Ghost Windows 10 X64 Full Soft - Full Driver Update 3/2015 *Xin chào tất cả anh em hội Ghost!* *Tôi xin giới thiệu đến anh em bản Ghost Windows 10...
-
Cách Trị Hữu Hiệu Vết Ong Chích - ( Ong hay Vò Vẽ) Những ai làm việc trong vườn, cắt cỏ, tưới cây, đem thùng rác ra bên ngoài hoặc nấu ăn ngoài trời, hay làm bất cứ việc gì ngoài trời, c...
-
Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán Bệnh - *Cùng các ban, * *PKN* “Les vendeurs de maladies” là một tựa đề trong thiên phóng sự Cash Investigation do nhà báo Pháp Elise Lucet, TV France 2 thự...
-
CHUYỆN MỘT TÔ PHỞ - Bạn tôi có mỗi thằng con trai độc nhất. Hai vợ chồng thương nó lắm. Qua định cư ở Mỹ lúc tuổi đã xế chiều cho nên luôn nghĩ: ”Đời mình kể như bỏ thô...
-
TNX game: God Mode - G 241 - Giới thiệu *Lối chơi đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn* Và với những tựa game có cốt truyện gần như bằng không này thì lối chơi đặc biệt sẽ là điểm cộng lớn n...
-
Mobile Bến tre: Game cho điện thoại di động 4 - *Doodle Jump * *Phiên bản Java Doodle jump - Đây cũng là một game kinh điển trên Iphone, một game giải trí nhẹ nhàng cực kỳ vui nhộn. * *Tải Về : Doodle-j...
-
Mobile Bến Tre: Phim tấu hài cho mobile 1 - Vì để dùng cho điện thoại di động nên hình hơi mờ. Khi tải về chọn file . *3gp* (Loại file với phần mở rộng này chạy trên hầu hết các loại điện thoại chiế...
-
Học photoshop Bến Tre CS5 - Phần 25: Xóa bỏ ảnh nền - Phục chế ảnh cũ * Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 25: Xóa bỏ ảnh nền tự động với Photoshop Action* *Quản Trị Mạng - Trên thực tế, có rất nhiều cá...
-
Vi tính Bến Tre Fashion Miss - Những hoa hậu bị tước vương miện Vi tính Bến Tre Fashion, Miss VIETNAM ASIA WORLD Hoa hậu Mexico bị tước danh hiệu vì tăng cân, Hoa hậu Irel...
-
Vi tính Bến Tre: Sách cổ - Tam Tự Kinh 三字經(PDF document, 280000 bytes) Sách dạy chữ Hán có phiên âm Hán Việt. Bản gốc soạn trước đây dùng "đại tự", nặng nề, gặp trở ngại kỷ thuật kh...
-
Vi tính Bến Tre thư viện tranh ảnh kỳ quái III - [image: https://lh4.googleusercontent.com/-gCunjuzOCpc/TuSO_tdxawI/AAAAAAAAR9k/ro9aS3ORZoY/s640/tnx_digital_art%2520%252833%2529.jpg] [image: https://lh4....
-
Vi tính Bến Tre thư viện Tranh Ảnh tường (wallpaper) VI - *Lắp ráp máy vi tính mới * linh kiện và hàng chính hãng, giá tốt, bảo hành nhanh và chu đáo. *Sửa chữa& Nâng cấp * * &Cài đặt** má...
-
Vi tính Bến Tre thư viện tranh ảnh động, flash X. - [image: Photobucket] [image: 8_birthday_004birthday101.gif] [image: 8_birthday_004birthday123.gif] * [image: happybirthda...
-
Nướng gà bằng nồi cơm điện - Với chiếc nồi cơm điện bạn nghĩ nó chỉ có thể nấu cơm nhưng nay bạn có thể nướng gà ngon, đơn giản. * Nguyên liệu:* - 2 đùi gà to - khoảng 500g; - 3 cọn...
-
DVTH Tân Nam Xương Trang Thường thức&Thư giãn - [image: https://lh6.googleusercontent.com/-W1Q5UgNuh9w/TrjtJYW4XwI/AAAAAAAACxw/PtwguZVGV2o/s170/spvl_thu-gian.jpg] * Nhạc truyện thơ* * Truyện thơ vu...
-
Tin học Bến Tre: Driver Genius Pro 14.0.0.323 - Driver Genius Professional 14.0.0.323 Final Driver Genius Professional là công cụ quản lý chuyên nghiệp , tính năng quản lý trình điều khiển và chẩn đoán...
-
CHỌN NGÀY TẨN LIỆM, CHÔN CẤT, XẢ TANG - Khi hữu sự, lúc rối rắm tang chủ rất cần lời khuyên, sự giúp đỡ.... Điều này thật sự rất tốt trong cộng đồng, nhưng phần đông là sự nhiệt tình quá mức...
-
Xin mời nghe truyện đọc. - Ai tuổi già mắt kém, xin mời nghe truyện đọc. Click ngay các hàng tiểu tựa màu xanh để đi thẳng vào nơi quí bạn chọn, hoặc đi từ từ dần dần xuống để đọc ...
-
Vi tính Bến Tre - Phim ảnh - Quay phim BếnTre: Proshow Producer 6.0 full Crack + Portable ProShow Producer 6 là 1 công cụ biên tập video hiện đang rất được ưa chuộng. Proshow Producer...
-
Tin học Bến Tre Đồ Họa V - * Coi thêm 1 2 3 4 5* Tin học Bến Tre Nero 14 Tin học vi tinh Bến tre 016.460.460.22 dvth.tnx@gmail.com Tin học Bến Tre TNX Kỹ thuật Phim Ả...
-
Vi tính Bến Tre - Phần mềm ứng dụng - [image: Photo] Vi tính Bến Tre: AutoDesk Autocad 2015 Full Crack + Keygen (32bit +64bit) Tin học vi tinh Bến tre 016.460.460.22 dvth.tnx@gmail.com tại Vi...
-
Tin học Bến Tre thư viện tranh ảnh Nghệ thuật VI - *Lắp ráp máy vi tính mới * linh kiện và hàng chính hãng, giá tốt, bảo hành nhanh và chu đáo. *Sửa chữa& Nâng cấp * * &Cài đặt** má...
-
Tin họcBến Tre Office 2016 Professional - Microsoft Office 2016 Professional Plus 16.0.4229.1002 Preview Full Crack * Download Microsoft Office 2016 Professional Plus 16.0.4229.1002 Preview* ...
-
Tin hoc Bến Tre: Yahoo Messenger - Cách cài đặt và sử dụng Yahoo Messenger 11.5 Chào các bạn, bạn đang muốn cài đặt và sử dụng phần mềm Yahoo Messenger để Chat với bạn bè, hay là tham gia ...
-
Tin học Bến Tre: Photoshop-Bài tập thực hành II - * Lắp ráp máy vi tính mới ** + Sửa chữa + Nâng cấp ** +** Cài đặt **máy vi tính* + Phục hồi ảnh cũ + Hướng dẫn:* @Tin học Văn phòng * * @Lắp ráp cài đ...
-
Tin học Bến Tre: Corel Draw thiệp mừng - Hướng Dẫn CorelDRAW Thiết Kế Thiệp Mừng Cộng Đồng Design hướng dẫn các bạn Thiết kế một thiệp mừng bằng phần mềm CorelDraw. Với bài hướng dẫn này khi hoàn ...
-
Mobile Bến Tre: Hình động điện thoại vui lạ - * Lắp ráp máy vi tính mới * * Sửa chữa * * Nâng cấp * * Cài đặt * * máy vi tính* Phục hồi ảnh cũ Hướng dẫn: * @...
-
TNX Mobile: AVS Audio Converter - Chuyển đổi âm thanh - Soft Mobile - Ứng dụng trên ĐTDĐ [image: https://lh3.googleusercontent.com/-lP7EJIwP12A/TuSPa2BfcvI/AAAAAAAASBc/0r_8dgut130/s320/tnx_digital_art%252520%...